Các chỉ số thành phần, ngưỡng tổn thương và trọng số

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 40 - 53)

Các chỉ báo Vùng an toàn Ngưỡng tổn thương Trọng số khu vực và tỷ trọng các chỉ số thành phần/khu vực Trọng số chỉ báo Khu vực kinh tế tổng thể 0,37 0,37 Tăng trưởng GDP thực (%) > 2,96 0,31 0,115 CPIA > 3,00 0,20 0,074 Chỉ số Gini < 44,95 0,27 0,100

Tốc độ tăng GDP bình quân đầu

người (%) > 1,04 0,20 0,074

Số người bị ảnh hưởng bởi thiên

tai, thảm họa (% dân số) < 0,21 0,02 0,007

Khu vực đối ngoại 0,33 0,33

Dự trữ ngoại hối (tháng nhập khẩu) > 2,30 0,26 0,086 Tăng trưởng xuất khẩu (%) > 1,92 0,17 0,056 Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối < 0,54 0,24 0,079 Tăng trưởng kinh tế của các nước

đối tác, tỷ trọng theo xuất khẩu/GDP

> 0,48 0,19 0,063 Thay đổi của giá xuất khẩu, tỷ

trọng theo xuất khẩu/GDP > 0,36 0,14 0,046

Khu vực tài chính cơng 0,30 0,30 Cán cân tổng thể (% GDP) > - 4,21 0,28 0,084

Nợ công (% GDP) < 65,32 0,19 0,057

Các nguồn thu của Chính phủ (%

thay đổi so với 2 năm trước) > 5,61 0,48 0,144 Thu thuế (% GDP) > 11,32 0,05 0,015

Chỉ số tổn thương tổng thể (VI): là chỉ số được xây dựng trong chương trình

thực hành phân tích tổn thương của IMF (VE) từ năm 2001, được tính dựa trên bình

quân gia quyền của một tập hợp các chỉ số gồm: Chỉ số khu vực đối ngoại (tỷ trọng dự trữ so với nợ ngắn hạn, thâm hụt cán cân vãng lai; cán cân vãng lai/GDP, nợ nước ngoài/GDP, nợ nước ngoài/xuất khẩu; mức độ sai lệch tỷ giá REER); chỉ số khu vực cơng; chỉ số khu vực tài chính; chỉ số khu vực doanh nghiệp. Chỉ số VI được xây dựng

gồm các bước từ: (1) Xác định các giai đoạn tổn thương thông qua số liệu từ 1993 -

2012; (2) Lựa chọn các chỉ số thành phần từ một nhóm gồm nhiều biến trong các nghiên cứu thực nghiệm về EWS; 5 chỉ số nhóm khu vực đối ngoại; 5 chỉ số nhóm khu vực cơng; 5 chỉ số nhóm khu vực tài chính; 4 chỉ số nhóm kinh tế thực và doanh

nghiệp); (3) Xác định trọng số của các chỉ báo trên cơ sở “tổng lỗi sai sót nhỏ sẽ có

trọng số chỉ báo lớn hơn”. Đối với trọng số các khu vực, cách thức xác định như sau: wi = (1-zi)/zi; trong đó zi = tỷ lệ khủng hoảng bị bỏ lỡ (lỗi loại 1) + tỷ lệ phân loại

nhầm không khủng hoảng (lỗi loại 2); (4) Xác định ngưỡng tổn thương (ngưỡng tham chiếu) và xây dựng chỉ số VI. Căn cứ kết quả VI để đánh giá mức độ tổn thương cao thấp. Phương pháp này cho phép xem xét một lượng lớn các biến, nhưng chưa tính đến bối cảnh kinh tế cụ thể của từng quốc gia và có phần tập trung nhiều hơn vào xác định

xác suất xảy ra tổn thương, nhiều hơn là đặt trọng tâm chính sách trong q trình xác

định các bất ổn/tổn thương.

2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mơ

Như trình bày ở trên, biến động kinh tế vĩ mô được thể hiện thông qua các chỉ số vĩ mô đơn lẻ (GDP, lạm phát, tỷ giá hối đối, thâm hụt ngân sách) và thơng qua một chỉ số tổng hợp các chỉ số kinh tế vĩ mơ đơn lẻ. Do đó để thể hiện cơ chế tác động của

FDI tới biến động kinh tế vĩ mô, luận án khái quát lý thuyết về cơ chế tác động của

FDI tới các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp, như sau:

2.3.1. Tác động của FDI gây ra biến động của GDP

Hình 2.2 dưới đây cho thấy, dựa trên công thức GDP = NX + G + C + I (NX = Xuất khẩu – Nhập khẩu, G: chi tiêu chính phủ, C: tiêu dung cuối cùng; I: đầu tư toàn xã hội), rõ ràng FDI đóng góp lượng vốn đầu tư cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội (I),

đây là nhân tố tác động trực tiếp đến GDP. Ở kênh 1, FDI vào lĩnh vực sản xuất cũng

làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất sản phẩm, điều này thúc đẩy tăng tổng giá trị sản xuất của mỗi quốc gia.

Kênh 1

Kênh 2

Kênh 3

Hình 2.2. Tác động của FDI tới GDP

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

Ở kênh 2, như phân tích ở trên, FDI có tác động thúc đẩy xuất khẩu, giảm thâm

hụt thương mại (X – M), từ đó tăng GDP. Hình 2.3 cho thấy, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, giúp mở rộng thị trường nhập khẩu cho nước tiếp nhận đầu tư.

Hình 2.3. Cơ chế tác động của FDI tới Xuất - Nhập khẩu

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

FDI Bổ sung vốn cho tổng vốn trong nước (I) Tăng GDP ổn định Tăng sản lượng và giá trị sản xuất

Nâng cao năng suất lao động, tăng việc làm, tăng thu nhập

người lao động Thúc đẩy xuất

khẩu; (X-M)

Tăng chi tiêu tiêu dùng của người lao

động (C)

Mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất

khẩu. Tăng xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại.. FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (công nghệ hiện đại, vốn lớn,…) Bổ sung nguồn vốn trong nước cho sản xuất, kinh doanh

Kết nối các nước tiếp nhận FDI trong chuỗi

giá trị toàn cầu

Tiêu thụ một phần nguyên vật liệu, các

ngành phụ trợ của doanh nghiệp trong

nước Nâng cao năng xuất,

chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh

tranh hàng hóa Tăng nhập khẩu máy

móc, thiết bị, nguyên vật liệu Công nghệ hiện đại,

chuyển giao công nghệ

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Đối với xuất khẩu, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ góp phần tăng năng suất

lao động, tăng cường chất lượng sản phẩm, giảm giá thành (do giảm chi phí sản xuất)

tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, từ đó tăng giá trị xuất khẩu. Hơn nữa,

FDI giúp nước chủ nhà chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. FDI vào lĩnh vực công

nghệ cao đã giúp nước tiếp nhận vốn thay đổi cơ cấu xuất khẩu từ hàng hóa đơn giản,

có hàm lượng giá trị thấp như dệt may, giày dép, nơng sản… sang xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao như lĩnh vực như điện tử, viễn thông, ôtô, cơ khí, ... Đây là các mặt hàng góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng hóa. Thêm vào đó, FDI giúp kết nối các nước tiếp nhận trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, qua hoạt động này, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ trợ từ các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư, khiến giá trị xuất khẩu tăng lên. Ngồi ra, FDI góp phần mở rộng thị trường cho các nước tiếp nhận. Theo đó, các doanh nghiệp FDI thường xuất ngược trở

lại quốc gia của mình và các thị trường lớn khác của doanh nghiệp các mặt hàng được

sản xuất tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, khiến các quốc gia này mở rộng thị trường

sang quốc gia đi đầu tư và các thị trường lớn khác, điều này định hướng các doanh

nghiệp trong nước tiếp nhận đầu tư tìm cách tiếp cận các thị trường này thuận lợi hơn.

Hình 2.4. Tác động của FDI tới cán cân thanh toán

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

Lãi suất cho vay tăng Quản lý kém, lãng phí tài ngun, con người, gây ơ

nhiễm môi trường…

Tăng giá thành sản xuất sản phẩm Tỷ giá hối đoái thực

(REER) tăng

Nhập siêu tăng Tăng lạm phát

FDI cơng nghệ lạc hậu, vốn ít

Nhập khẩu tăng

Sản xuất bị thu hẹp

Xuất khẩu giảm

Tuy nhiên, Hình 2.4 cho thấy, các dự án FDI công nghệ lạc hậu tác động trực tiếp tới lạm phát (sẽ được trình bày ở phần sau), lạm phát tăng tác động trực tiếp tới

tăng tỷ giá hối đoái thực và tăng lãi suất cho vay, điều này làm cho sản xuất bị thu

hẹp, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng… Đồng thời, do quản lý kém, năng xuất thấp… nên giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp này không cao, dẫn đến nhập siêu tăng… gây ra bất ổn cán cân thanh toán.

Ở kênh 3, FDI có tác động đến việc làm, khi các doanh nghiệp FDI đầu tư tăng

cường sản xuất, tuyển dụng lao động, nhất là các ngành nghề có mức độ thâm dụng lao

động lớn như dệt may, giầy dép,... số lao động được tạo mới sẽ tăng lên. Ngoài ra, FDI

cũng tạo ra số lượng lao động gián tiếp từ các doanh nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI, hoặc các lĩnh vực dịch vụ, logistics,.... Đây là kênh tạo ra nhiều việc làm

gián tiếp cho người lao động tại Việt Nam, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy

nhiên, chỉ FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất mới tạo ra nhiều lao động cả trực tiếp và gián tiếp, ở các lĩnh vực khác nhu cầu cần lao động ít hơn thì mức độ tạo việc làm mới cho người lao động hạn chế hơn. Việc tạo ra việc làm mới với thu nhập cao, khiến khả năng chi tiêu (C) tăng lên, từ đó tác động đến GDP.

2.3.2. Tác động của FDI tới biến động của thâm hụt ngân sách

Hình 2.5. Tác động tích cực của FDI tới thâm hụt ngân sách

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

Hình 2.5 ta thấy rằng, FDI làm tăng vốn sản xuất, đầu tư, đưa công nghệ hiện

đại, chuyển giao công nghệ và có hình thức quản lý tốt sẽ tăng năng xuất lao động,

giảm lãng phí trong sản xuất, đồng thời tạo hiệu ứng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhất

định phục vụ sản xuất, điều này giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tạo lợi nhuận

lớn, góp phần nộp các loại thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước và hạn chế đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực... Thêm vào đó, thơng qua tăng vốn

Tăng thu ngân sách qua Thuế..

Giảm chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng và các vấn đề phúc lợi xã hội Thâm hụt ngân sách giảm FDI

Doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp phụ trợ

làm ăn hiệu quả Tạo nhiều ngành nghề, doanh nghiệp mới

Giảm chi ngân sách

đầu tư, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực khiến tăng lao động, thu nhập cho người

dân và mở ra cơ hội mới cho các ngành, lĩnh vực mới ra đời, làm tăng số lượng doanh

nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, từ đó tăng thu ngân sách. Kết hợp giảm chi, tăng thu

ngân sách góp phần làm ổn định tình trạng thâm hụt ngân sách.

Hình 2.6. Tác động tiêu cực của FDI tới thâm hụt ngân sách

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

Tuy nhiên, nhìn vào Hình 2.6 ta thấy, do quản lý kém hoặc chạy theo thành tích

đăng ký FDI nên có địa phương chấp nhận những dự án FDI đầu tư với công nghệ lạc

hậu, vốn đăng ký ít, dẫn đến khi lập dự án đầu tư trong nước huy động vốn trong dân

và các doanh nghiệp, ngân hàng trong nước để đầu tư, dẫn đến vốn đầu tư tăng ít, rủi ro cao, khó thu hồi vốn... dẫn đến thu ngân sách từ trong dân giảm. Thêm vào đó, năng

suất lao động của các dự án dạng này thấp, chủ yếu dạng thô, chất lượng kém... dẫn

đến giá trị xuất khẩu thấp, ngân sách thu về từ xuất khẩu không đáng kể, khó tăng

ngân sách nhà nước. Đáng chú ý, những dự án kiểu này thường trình độ quản lý kém,

đồng thời công nghệ lạc hậu dẫn đến thất thoát tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm

môi trường, các vấn đề xã hội nảy sinh... cần ngân sách nhà nước giải quyết... dẫn đến chi ngân sách tăng trong khi thu không tăng đáng kể, khiến thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, hiện tượng chuyển giá do quản lý kém của ta cũng dẫn đến thất thu nguồn ngân sách lớn từ các doanh nghiệp FDI.

FDI (công nghệ lạc hậu, gian lận…)

Thu hút vốn trong dân, huy động tiền từ doanh nghiệp,

ngân hàng trong nước Quản lý kém, lãng phí tài nguyên, con người, gây ô

nhiễm môi trường…

Thu ngân sách giảm

Giải quyết hậu quả môi trường, dịch bệnh và các vấn đề xã hội nảy sinh Thâm hụt ngân sách tăng Năng xuất thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng kém Giá trị xuất khẩu thấp Hiện tượng “chuyển

giá” của các doanh nghiệp FDI nói chung

2.3.3. Tác động của FDI tới biến động của lạm phát

FDI có cả tác động tích cực và tiêu cực đến lạm phát với các cơ chế tác động

được thể hiện qua Hình 2.7 và Hình 2.8.

Hình 2.7. Tác động tích cực của FDI tới lạm phát

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

Trong tình trạng nền kinh tế lạm phát, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất có tác

động tích cực làm ổn định tình trạng lạm phát theo các kênh tác động:

Kênh 1: FDI vào lĩnh vực sản xuất làm giảm thâm hụt ngân sách (đã được

chứng minh tại mục 2.3.2), thâm hụt ngân sách giảm làm giảm sức ép tăng cung tiền,

điều này cũng góp phần giảm lạm phát do cung tiền tăng cao.

FDI đầu tư vào sản xuất với công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến... làm tăng

năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và thu hút thêm các nhà đầu tư khác vào lĩnh vực sản xuất. Điều này tác động đến ổn định lạm phát qua 02 kênh: (1) giảm lạm phát từ nguyên nhân cầu kéo. Do số lượng cung tăng cao (nhiều người sản xuất hơn và năng xuất, chất lượng được nâng cao), cân bằng với tổng cầu, từ đó giảm mức độ cầu kéo, đưa về trạng thái cân bằng, từ đó làm ổn định lạm phát; (2) giảm lạm phát từ nguyên nhân chi phí đẩy. Chính cơng nghệ hiện đại, quản lý tốt... đã làm giảm

giá thành sản phẩm, đó là cơ sở để giảm giá bán, hạn chế đẩy chi phí cho người tiêu

dùng, góp phần giảm lạm phát do nguyên nhân chi phí đẩy.

Tuy nhiên, FDI cơng nghệ lạc hậu làm tăng thâm hụt ngân sách, dẫn đến áp lực tăng cung tiền, tác động trực tiếp đến tăng lạm phát. Ngoài ra, do năng suất thấp, sản

phẩm dạng thơ, chất lượng quản lý kém, lãng phí... điều này làm giá thành sản phẩm

tăng cao, gây ảnh hưởng tới lạm phát.

FDI đầu tư vào lĩnh vực

sản xuất

Nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, tăng sức

cạnh tranh hàng hóa

Thu hút các nhà đầu tư khác vào lĩnh vực sản xuất. Giảm giá thành sản xuất sản phẩm Tăng tổng cung, cân bằng tổng cầu Giảm thâm hụt ngân sách Ổn định lạm phát

Hình 2.8. Tác động tiêu cực của FDI tới lạm phát

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

2.3.4. Tác động FDI tới biến động của tỷ giá hối đối

Hình 2.9. Tác động của FDI tới biến động tỷ giá hối đoái

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

Hình 2.9 cho thấy FDI tác động tới biến động của tỷ giá hối đoái qua các kênh như: FDI tác động đến lạm phát (đã được trình bày phần trên), khiến áp lực lạm phát gây nên biến động tỷ giá hối đoái. Kênh tiếp theo, FDI tác động đến cán cân thanh tốn thơng qua tác động đến tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Đối với tác động đến tài khoản vãng lai, cán cân thương mại là một phần của tài khoản vãng lai, trong khi nghiên cứu trước

cho thấy FDI có tác động đến xuất – nhập khẩu, từ đó có tác động đến cán cân thương

mại, do đó FDI tác động đến tài khoản vãng lai. Về tác động của FDI tới tài khoản vốn, rõ ràng FDI thực hiện là khoản giải ngân thực tế sau khi đăng ký đầu tư của FDI, đóng góp trực tiếp vào tài khoản vốn, do đó FDI có tác động trực tiếp đến tài khoản vốn. Với việc

tác động trực tiếp đến tài khoản vốn, gián tiếp đến tài khoản vãng lai, có thể đưa ra kết

luận FDI tác động đến cán cân thanh toán của một nền kinh tế.

FDI (công nghệ lạc hậu, gian lận thuế…) Năng suất thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng kém Quản lý kém, lãng phí tài nguyên, con người, gây ô

nhiễm môi trường…

Tăng giá thành sản xuất sản phẩm Tăng thâm hụt ngân sách Tăng lạm phát Thu hút vốn trong dân,

huy động tiền trong nước, hiện tượng chuyển

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)