3.1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam từ 1991 – 2017
3.1.1. Cấp giấy phép đầu tư
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987 và sửa đổi qua
các năm 1990, 1992, 1996, 2000, 2006 và 2014, Việt Nam thu hút được lượng lớn dự án FDI. Tính đến hết tháng 12/2017, số dự án FDI được Việt Nam cấp phép còn hiệu lực là 24748 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 318722,62 triệu USD, bình quân mỗi dự án khoảng 12,878 triệu USD.
Hình 3.1. Số dự án FDI được cấp phép giai đoạn 1988 - 2017
Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư
(Triệu USD)
Hình 3.2. FDI đăng ký và thực hiện tại Việt Nam từ 1988 đến 2017
Nhìn kết quả tại Hình 3.1 và 3.2 cho thấy:
Giai đoạn từ năm 1988 – 1991. Giai đoạn này Luật đầu tư nước ngoài của Việt
Nam mới có hiệu lực năm 1988, các nhà đầu tư chưa biết nhiều đến lợi ích của Luật này cũng như chưa có nhiều thơng tin tìm hiểu về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam để thúc đẩy đầu tư; đồng thời Hoa Kỳ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Do đó, số dự án FDI thu hút được giai đoạn này chưa nhiều, được 363 dự án với
tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 2.895 triệu USD, bình quân mỗi dự án khoảng
7,875 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 1991 số vốn đăng ký mới được giải ngân là 329 triệu USD, khá nhỏ so với tổng vốn đăng ký.
Giai đoạn từ năm 1992 - 1994. Sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, tổ chức quốc tế (thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc (1992), Hoa Kỳ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (1994) và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (1995)...), đồng thời Việt Nam sửa đổi Hiến pháp 1992, ban hành Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy hội nhập quốc tế, hoàn thiện hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế. Do đó, Việt Nam thu hút được lượng lớn dự án đầu tư, cụ thể: giai
đoạn này Việt Nam thu hút được 842 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng vốn
khoảng 9,434 tỷ USD, bình quân mỗi dự án đạt 11,2 triệu USD, tốc độ tăng vốn bình
quân đạt 50%, số vốn giải ngân đạt 3,634 tỷ USD (chiếm 38,52% vốn đăng ký).
Giai đoạn từ 1995 - 2000. Trên thế giới xuất hiện xu thế các nước phát triển
tăng cường đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi như Việt Nam,
Đông Âu. Vì vậy các năm 1995 – 1996 Việt Nam thu hút được lượng lớn các nhà đầu
tư nước ngoài. Từ năm 1997, do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á bắt đầu có tác động xấu tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư châu Á, vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam chưa kịp thay đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, nhất là thủ tục hành chính, cũng như thích ứng kịp thời với sự biến đổi của thế giới và khu vực, nên việc thu hút FDI năm 1997 giảm đột ngột, ảnh
hưởng đến các năm tiếp theo. Tuy nhiên giai đoạn 1999 – 2000 bắt đầu có bước ổn
định hơn khi số vốn giải ngân duy trì, đạt lần lượt là 2,335 và 2,414 tỷ USD.
Giai đoạn từ năm 2001 - 2007: Quá trình phục hồi sau khủng hoảng tài chính
khu vực châu Á; Việt Nam và Hoa Kỳ ký BTA năm 2000, khiến môi trường đầu tư
gia nhập WTO năm 2006, đã đánh dấu hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam đã có cải cách đáng kể trong nước, sửa đổi luật đầu tư nước ngoài (năm 2005) và các luật, quy định khác để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu là thành viên của WTO và cũng nhằm thu hút hiệu quả hơn nguồn
vốn FDI. Do đó, từ năm 2001-2007 đã thu hút được 6466 dự án FDI, với tổng vốn
đăng ký và tăng mới đạt 54,073 tỷ USD, bình quân mỗi dự án đạt 8,36 triệu USD. Vốn
giải ngân đạt gần 50% tổng vốn đăng ký.
Giai đoạn từ năm 2008 - 2011. Năm 2008 là năm Việt Nam thành công nhất trong thu hút FDI khi số dự án đăng ký đạt kỷ lục là 1557 dự án, vốn đăng ký cao nhất từ trước tới giai đoạn này với con số 71,726 tỷ USD và giải ngân đạt 11,5 tỷ USD. Tuy
nhiên, kể từ năm 2009, tình hình đột ngột thay đổi do cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thối kinh tế diễn ra mạnh mẽ tại Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới; thêm
vào đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra tại châu Âu; đồng thời tình
hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam và nhiều nước bất ổn, lạm phát gia tăng, tăng trưởng kinh tế giảm sút, nợ xấu và nợ công lớn... Kết quả, thu hút FDI liên tục giảm sút, năm
sau thấp hơn năm trước, với tổng dự án là 3,631 và mức vốn đăng ký đạt 58,591 tỷ
USD (chưa bằng cả năm 2008), trong khi mức giải ngân đạt 32 tỷ USD.
Giai đoạn 2012 – 2017. Từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế thế giới đang dần đi
vào ổn định và tăng trưởng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng ổn định hơn. Chính phủ Việt Nam thực hiện đồng loạt nhiều chính sách, biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, chống tham nhũng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, nhất là đối với khối nhà nước, đồng thời các cam kết hội nhập quốc tế trước đó đã phát huy hiệu quả, môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn khi cùng Hoa Kỳ và 10 nền
kinh tế lớn khác đàm phán TPP... nên việc thu hút FDI vào Việt Nam phục hồi. Giai
đoạn từ 2012 - 2017, tổng dự án FDI thu hút đạt 11822 dự án, với vốn đăng ký đạt
143,638 tỷ USD, bình quân một dự án đạt 12,15 triệu USD, giải ngân đạt 81,874 tỷ
USD chiếm 57% vốn đăng ký. Đây là giai đoạn có số dự án đăng ký và số vốn giải
ngân tăng cao hơn so với các giai đoạn trước.