Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
Lãi suất cho vay tăng Quản lý kém, lãng phí tài ngun, con người, gây ơ
nhiễm mơi trường…
Tăng giá thành sản xuất sản phẩm Tỷ giá hối đoái thực
(REER) tăng
Nhập siêu tăng Tăng lạm phát
FDI cơng nghệ lạc hậu, vốn ít
Nhập khẩu tăng
Sản xuất bị thu hẹp
Xuất khẩu giảm
Tuy nhiên, Hình 2.4 cho thấy, các dự án FDI công nghệ lạc hậu tác động trực tiếp tới lạm phát (sẽ được trình bày ở phần sau), lạm phát tăng tác động trực tiếp tới
tăng tỷ giá hối đoái thực và tăng lãi suất cho vay, điều này làm cho sản xuất bị thu
hẹp, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng… Đồng thời, do quản lý kém, năng xuất thấp… nên giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp này không cao, dẫn đến nhập siêu tăng… gây ra bất ổn cán cân thanh toán.
Ở kênh 3, FDI có tác động đến việc làm, khi các doanh nghiệp FDI đầu tư tăng
cường sản xuất, tuyển dụng lao động, nhất là các ngành nghề có mức độ thâm dụng lao
động lớn như dệt may, giầy dép,... số lao động được tạo mới sẽ tăng lên. Ngoài ra, FDI
cũng tạo ra số lượng lao động gián tiếp từ các doanh nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI, hoặc các lĩnh vực dịch vụ, logistics,.... Đây là kênh tạo ra nhiều việc làm
gián tiếp cho người lao động tại Việt Nam, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy
nhiên, chỉ FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất mới tạo ra nhiều lao động cả trực tiếp và gián tiếp, ở các lĩnh vực khác nhu cầu cần lao động ít hơn thì mức độ tạo việc làm mới cho người lao động hạn chế hơn. Việc tạo ra việc làm mới với thu nhập cao, khiến khả năng chi tiêu (C) tăng lên, từ đó tác động đến GDP.
2.3.2. Tác động của FDI tới biến động của thâm hụt ngân sách