Cơ chế tác động của FDI tới Xuất Nhập khẩu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

FDI Bổ sung vốn cho tổng vốn trong nước (I) Tăng GDP ổn định Tăng sản lượng và giá trị sản xuất

Nâng cao năng suất lao động, tăng việc làm, tăng thu nhập

người lao động Thúc đẩy xuất

khẩu; (X-M)

Tăng chi tiêu tiêu dùng của người lao

động (C)

Mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất

khẩu. Tăng xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại.. FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (công nghệ hiện đại, vốn lớn,…) Bổ sung nguồn vốn trong nước cho sản xuất, kinh doanh

Kết nối các nước tiếp nhận FDI trong chuỗi

giá trị toàn cầu

Tiêu thụ một phần nguyên vật liệu, các

ngành phụ trợ của doanh nghiệp trong

nước Nâng cao năng xuất,

chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh

tranh hàng hóa Tăng nhập khẩu máy

móc, thiết bị, nguyên vật liệu Công nghệ hiện đại,

chuyển giao công nghệ

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Đối với xuất khẩu, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ góp phần tăng năng suất

lao động, tăng cường chất lượng sản phẩm, giảm giá thành (do giảm chi phí sản xuất)

tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, từ đó tăng giá trị xuất khẩu. Hơn nữa,

FDI giúp nước chủ nhà chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. FDI vào lĩnh vực công

nghệ cao đã giúp nước tiếp nhận vốn thay đổi cơ cấu xuất khẩu từ hàng hóa đơn giản,

có hàm lượng giá trị thấp như dệt may, giày dép, nông sản… sang xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao như lĩnh vực như điện tử, viễn thông, ôtô, cơ khí, ... Đây là các mặt hàng góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng hóa. Thêm vào đó, FDI giúp kết nối các nước tiếp nhận trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, qua hoạt động này, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ trợ từ các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư, khiến giá trị xuất khẩu tăng lên. Ngồi ra, FDI góp phần mở rộng thị trường cho các nước tiếp nhận. Theo đó, các doanh nghiệp FDI thường xuất ngược trở

lại quốc gia của mình và các thị trường lớn khác của doanh nghiệp các mặt hàng được

sản xuất tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, khiến các quốc gia này mở rộng thị trường

sang quốc gia đi đầu tư và các thị trường lớn khác, điều này định hướng các doanh

nghiệp trong nước tiếp nhận đầu tư tìm cách tiếp cận các thị trường này thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)