Nguồn: GSO và IMF
Nhìn vào Hình 3.11 có thể thấy xu hướng vận động của GDP và tổng vốn FDI thực hiện về cơ bản là cùng pha với nhau. Chỉ có năm 2008 trong khi vốn thực hiện FDI tăng mạnh nhưng do chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ và suy thối
kinh tế toàn cầu, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh so với năm 2007. Đáng
chú ý, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP liên tục tăng, năm 1992 tỷ lệ đóng góp của FDI trong GDP là 2%, đến 1995 đạt 6,3%, năm 2000 đạt 12,7%, cả giai đoạn 2001 – 2005 bình quân đạt 14,5%, giai đoạn 2006 – 2011 đạt bình quân 16,43% và giai đoạn 2012 – 2016 đạt bình quân 17,59%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn vốn này tập trung nhiều vào các dự án thuộc loại “gia công”, tỷ lệ giá trị gia tăng của các dự án này không vượt trội tương ứng với vốn. Điều này làm giảm chất lượng tăng trưởng.
(Triệu USD)
Hình 3.12. Tỷ trọng FDI vào GDP thơng qua vốn đầu tư toàn xã hội (%)
Nguồn: GSO, WB
Theo công thức GDP = NX + G + C + I (NX = Xuất khẩu – Nhập khẩu, G: chi tiêu chính phủ, C: tiêu dùng; I: đầu tư toàn xã hội). Trong nghiên cứu này sẽ chỉ ra tác
động của FDI tới GDP thông qua tổng cầu được thể hiện qua việc đóng góp của FDI
vào tổng vốn đầu tư và cán cân thương mại.
Thứ nhất, đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư tồn xã hội. Tại hình 3.12 cho
thấy mức độ đóng góp của FDI vào Vốn đầu tư tồn xã hội và đóng góp của Vốn đầu tư tồn xã hội vào GDP tăng lên cùng chiều. Trong đó, FDI có tác động đến GDP qua
việc tăng vốn góp vào tổng vốn đầu tư tồn xã hội. Giai đoạn 1991 – 1997, mức độ
góp vốn của FDI vào Vốn đầu tư toàn xã hội khá cao, dẫn đến mức độ góp vốn của
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào GDP tăng lên, thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt
Nam. Tuy nhiên từ 1998 - 1999, mức độ góp vốn của FDI sụt giảm, kéo theo sự sụt
giảm của tổng vốn đầu tư toàn xã hội và sụt giảm của GDP. Giai đoạn 2000 – 2005
mức độ góp vốn của FDI trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội giảm, nhưng đóng góp của tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào GDP vẫn tăng, kéo theo sự tăng lên của FDI, cho thấy FDI có tác động hạn chế vào GDP. Tuy nhiên từ 2006 – 2012, mức đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư khá cao, dẫn đến sự tăng lên đóng góp của vốn đầu tư tồn xã hội
vào GDP, tuy nhiên GDP lại sụt giảm. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có
việc FDI đầu tư tập trung vào bất động sản và các lĩnh vực phi sản xuất khác, dẫn đến
việc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Từ 2013 đến 2017, mức độ FDI trong tổng
vốn đầu tư và đóng góp của tổng vốn đầu tư tới GDP tương đối thuận chiều, đây là sự
điều chỉnh để FDI đóng góp thiết thực hơn vào tăng trưởng GDP của giai đoạn này.
(triệu USD)