Như trình bày ở trên, biến động kinh tế vĩ mô được thể hiện thông qua các chỉ số vĩ mơ đơn lẻ (GDP, lạm phát, tỷ giá hối đối, thâm hụt ngân sách) và thông qua một chỉ số tổng hợp các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ. Do đó để thể hiện cơ chế tác động của
FDI tới biến động kinh tế vĩ mô, luận án khái quát lý thuyết về cơ chế tác động của
FDI tới các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp, như sau:
2.3.1. Tác động của FDI gây ra biến động của GDP
Hình 2.2 dưới đây cho thấy, dựa trên công thức GDP = NX + G + C + I (NX = Xuất khẩu – Nhập khẩu, G: chi tiêu chính phủ, C: tiêu dung cuối cùng; I: đầu tư tồn xã hội), rõ ràng FDI đóng góp lượng vốn đầu tư cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội (I),
đây là nhân tố tác động trực tiếp đến GDP. Ở kênh 1, FDI vào lĩnh vực sản xuất cũng
làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất sản phẩm, điều này thúc đẩy tăng tổng giá trị sản xuất của mỗi quốc gia.
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Hình 2.2. Tác động của FDI tới GDP
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
Ở kênh 2, như phân tích ở trên, FDI có tác động thúc đẩy xuất khẩu, giảm thâm
hụt thương mại (X – M), từ đó tăng GDP. Hình 2.3 cho thấy, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, giúp mở rộng thị trường nhập khẩu cho nước tiếp nhận đầu tư.
Hình 2.3. Cơ chế tác động của FDI tới Xuất - Nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
FDI Bổ sung vốn cho tổng vốn trong nước (I) Tăng GDP ổn định Tăng sản lượng và giá trị sản xuất
Nâng cao năng suất lao động, tăng việc làm, tăng thu nhập
người lao động Thúc đẩy xuất
khẩu; (X-M)
Tăng chi tiêu tiêu dùng của người lao
động (C)
Mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất
khẩu. Tăng xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại.. FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (công nghệ hiện đại, vốn lớn,…) Bổ sung nguồn vốn trong nước cho sản xuất, kinh doanh
Kết nối các nước tiếp nhận FDI trong chuỗi
giá trị toàn cầu
Tiêu thụ một phần nguyên vật liệu, các
ngành phụ trợ của doanh nghiệp trong
nước Nâng cao năng xuất,
chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh hàng hóa Tăng nhập khẩu máy
móc, thiết bị, ngun vật liệu Cơng nghệ hiện đại,
chuyển giao công nghệ
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Đối với xuất khẩu, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sẽ góp phần tăng năng suất
lao động, tăng cường chất lượng sản phẩm, giảm giá thành (do giảm chi phí sản xuất)
tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, từ đó tăng giá trị xuất khẩu. Hơn nữa,
FDI giúp nước chủ nhà chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. FDI vào lĩnh vực công
nghệ cao đã giúp nước tiếp nhận vốn thay đổi cơ cấu xuất khẩu từ hàng hóa đơn giản,
có hàm lượng giá trị thấp như dệt may, giày dép, nông sản… sang xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao như lĩnh vực như điện tử, viễn thơng, ơtơ, cơ khí, ... Đây là các mặt hàng góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng hóa. Thêm vào đó, FDI giúp kết nối các nước tiếp nhận trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, qua hoạt động này, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ trợ từ các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư, khiến giá trị xuất khẩu tăng lên. Ngồi ra, FDI góp phần mở rộng thị trường cho các nước tiếp nhận. Theo đó, các doanh nghiệp FDI thường xuất ngược trở
lại quốc gia của mình và các thị trường lớn khác của doanh nghiệp các mặt hàng được
sản xuất tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, khiến các quốc gia này mở rộng thị trường
sang quốc gia đi đầu tư và các thị trường lớn khác, điều này định hướng các doanh
nghiệp trong nước tiếp nhận đầu tư tìm cách tiếp cận các thị trường này thuận lợi hơn.
Hình 2.4. Tác động của FDI tới cán cân thanh toán
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
Lãi suất cho vay tăng Quản lý kém, lãng phí tài ngun, con người, gây ơ
nhiễm mơi trường…
Tăng giá thành sản xuất sản phẩm Tỷ giá hối đoái thực
(REER) tăng
Nhập siêu tăng Tăng lạm phát
FDI cơng nghệ lạc hậu, vốn ít
Nhập khẩu tăng
Sản xuất bị thu hẹp
Xuất khẩu giảm
Tuy nhiên, Hình 2.4 cho thấy, các dự án FDI công nghệ lạc hậu tác động trực tiếp tới lạm phát (sẽ được trình bày ở phần sau), lạm phát tăng tác động trực tiếp tới
tăng tỷ giá hối đoái thực và tăng lãi suất cho vay, điều này làm cho sản xuất bị thu
hẹp, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng… Đồng thời, do quản lý kém, năng xuất thấp… nên giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp này không cao, dẫn đến nhập siêu tăng… gây ra bất ổn cán cân thanh toán.
Ở kênh 3, FDI có tác động đến việc làm, khi các doanh nghiệp FDI đầu tư tăng
cường sản xuất, tuyển dụng lao động, nhất là các ngành nghề có mức độ thâm dụng lao
động lớn như dệt may, giầy dép,... số lao động được tạo mới sẽ tăng lên. Ngoài ra, FDI
cũng tạo ra số lượng lao động gián tiếp từ các doanh nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI, hoặc các lĩnh vực dịch vụ, logistics,.... Đây là kênh tạo ra nhiều việc làm
gián tiếp cho người lao động tại Việt Nam, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy
nhiên, chỉ FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất mới tạo ra nhiều lao động cả trực tiếp và gián tiếp, ở các lĩnh vực khác nhu cầu cần lao động ít hơn thì mức độ tạo việc làm mới cho người lao động hạn chế hơn. Việc tạo ra việc làm mới với thu nhập cao, khiến khả năng chi tiêu (C) tăng lên, từ đó tác động đến GDP.
2.3.2. Tác động của FDI tới biến động của thâm hụt ngân sách
Hình 2.5. Tác động tích cực của FDI tới thâm hụt ngân sách
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
Hình 2.5 ta thấy rằng, FDI làm tăng vốn sản xuất, đầu tư, đưa công nghệ hiện
đại, chuyển giao cơng nghệ và có hình thức quản lý tốt sẽ tăng năng xuất lao động,
giảm lãng phí trong sản xuất, đồng thời tạo hiệu ứng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhất
định phục vụ sản xuất, điều này giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tạo lợi nhuận
lớn, góp phần nộp các loại thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước và hạn chế đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực... Thêm vào đó, thơng qua tăng vốn
Tăng thu ngân sách qua Thuế..
Giảm chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng và các vấn đề phúc lợi xã hội Thâm hụt ngân sách giảm FDI
Doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp phụ trợ
làm ăn hiệu quả Tạo nhiều ngành nghề, doanh nghiệp mới
Giảm chi ngân sách
đầu tư, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực khiến tăng lao động, thu nhập cho người
dân và mở ra cơ hội mới cho các ngành, lĩnh vực mới ra đời, làm tăng số lượng doanh
nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, từ đó tăng thu ngân sách. Kết hợp giảm chi, tăng thu
ngân sách góp phần làm ổn định tình trạng thâm hụt ngân sách.
Hình 2.6. Tác động tiêu cực của FDI tới thâm hụt ngân sách
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
Tuy nhiên, nhìn vào Hình 2.6 ta thấy, do quản lý kém hoặc chạy theo thành tích
đăng ký FDI nên có địa phương chấp nhận những dự án FDI đầu tư với cơng nghệ lạc
hậu, vốn đăng ký ít, dẫn đến khi lập dự án đầu tư trong nước huy động vốn trong dân
và các doanh nghiệp, ngân hàng trong nước để đầu tư, dẫn đến vốn đầu tư tăng ít, rủi ro cao, khó thu hồi vốn... dẫn đến thu ngân sách từ trong dân giảm. Thêm vào đó, năng
suất lao động của các dự án dạng này thấp, chủ yếu dạng thô, chất lượng kém... dẫn
đến giá trị xuất khẩu thấp, ngân sách thu về từ xuất khẩu không đáng kể, khó tăng
ngân sách nhà nước. Đáng chú ý, những dự án kiểu này thường trình độ quản lý kém,
đồng thời công nghệ lạc hậu dẫn đến thất thoát tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm
môi trường, các vấn đề xã hội nảy sinh... cần ngân sách nhà nước giải quyết... dẫn đến chi ngân sách tăng trong khi thu không tăng đáng kể, khiến thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, hiện tượng chuyển giá do quản lý kém của ta cũng dẫn đến thất thu nguồn ngân sách lớn từ các doanh nghiệp FDI.
FDI (công nghệ lạc hậu, gian lận…)
Thu hút vốn trong dân, huy động tiền từ doanh nghiệp,
ngân hàng trong nước Quản lý kém, lãng phí tài ngun, con người, gây ơ
nhiễm môi trường…
Thu ngân sách giảm
Giải quyết hậu quả môi trường, dịch bệnh và các vấn đề xã hội nảy sinh Thâm hụt ngân sách tăng Năng xuất thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng kém Giá trị xuất khẩu thấp Hiện tượng “chuyển
giá” của các doanh nghiệp FDI nói chung
2.3.3. Tác động của FDI tới biến động của lạm phát
FDI có cả tác động tích cực và tiêu cực đến lạm phát với các cơ chế tác động
được thể hiện qua Hình 2.7 và Hình 2.8.
Hình 2.7. Tác động tích cực của FDI tới lạm phát
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
Trong tình trạng nền kinh tế lạm phát, FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất có tác
động tích cực làm ổn định tình trạng lạm phát theo các kênh tác động:
Kênh 1: FDI vào lĩnh vực sản xuất làm giảm thâm hụt ngân sách (đã được
chứng minh tại mục 2.3.2), thâm hụt ngân sách giảm làm giảm sức ép tăng cung tiền,
điều này cũng góp phần giảm lạm phát do cung tiền tăng cao.
FDI đầu tư vào sản xuất với công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến... làm tăng
năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và thu hút thêm các nhà đầu tư khác vào lĩnh vực sản xuất. Điều này tác động đến ổn định lạm phát qua 02 kênh: (1) giảm lạm phát từ nguyên nhân cầu kéo. Do số lượng cung tăng cao (nhiều người sản xuất hơn và năng xuất, chất lượng được nâng cao), cân bằng với tổng cầu, từ đó giảm mức độ cầu kéo, đưa về trạng thái cân bằng, từ đó làm ổn định lạm phát; (2) giảm lạm phát từ ngun nhân chi phí đẩy. Chính cơng nghệ hiện đại, quản lý tốt... đã làm giảm
giá thành sản phẩm, đó là cơ sở để giảm giá bán, hạn chế đẩy chi phí cho người tiêu
dùng, góp phần giảm lạm phát do ngun nhân chi phí đẩy.
Tuy nhiên, FDI công nghệ lạc hậu làm tăng thâm hụt ngân sách, dẫn đến áp lực tăng cung tiền, tác động trực tiếp đến tăng lạm phát. Ngoài ra, do năng suất thấp, sản
phẩm dạng thô, chất lượng quản lý kém, lãng phí... điều này làm giá thành sản phẩm
tăng cao, gây ảnh hưởng tới lạm phát.
FDI đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất
Nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh hàng hóa
Thu hút các nhà đầu tư khác vào lĩnh vực sản xuất. Giảm giá thành sản xuất sản phẩm Tăng tổng cung, cân bằng tổng cầu Giảm thâm hụt ngân sách Ổn định lạm phát
Hình 2.8. Tác động tiêu cực của FDI tới lạm phát
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
2.3.4. Tác động FDI tới biến động của tỷ giá hối đối
Hình 2.9. Tác động của FDI tới biến động tỷ giá hối đoái
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết
Hình 2.9 cho thấy FDI tác động tới biến động của tỷ giá hối đoái qua các kênh như: FDI tác động đến lạm phát (đã được trình bày phần trên), khiến áp lực lạm phát gây nên biến động tỷ giá hối đoái. Kênh tiếp theo, FDI tác động đến cán cân thanh tốn thơng qua tác động đến tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Đối với tác động đến tài khoản vãng lai, cán cân thương mại là một phần của tài khoản vãng lai, trong khi nghiên cứu trước
cho thấy FDI có tác động đến xuất – nhập khẩu, từ đó có tác động đến cán cân thương
mại, do đó FDI tác động đến tài khoản vãng lai. Về tác động của FDI tới tài khoản vốn, rõ ràng FDI thực hiện là khoản giải ngân thực tế sau khi đăng ký đầu tư của FDI, đóng góp trực tiếp vào tài khoản vốn, do đó FDI có tác động trực tiếp đến tài khoản vốn. Với việc
tác động trực tiếp đến tài khoản vốn, gián tiếp đến tài khoản vãng lai, có thể đưa ra kết
luận FDI tác động đến cán cân thanh tốn của một nền kinh tế.
FDI (cơng nghệ lạc hậu, gian lận thuế…) Năng suất thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng kém Quản lý kém, lãng phí tài ngun, con người, gây ơ
nhiễm môi trường…
Tăng giá thành sản xuất sản phẩm Tăng thâm hụt ngân sách Tăng lạm phát Thu hút vốn trong dân,
huy động tiền trong nước, hiện tượng chuyển
giá, gian lận thuế
FDI
Lạm phát Tài khoản vãng lai
Tài khoản vốn
Tỷ giá hối đoái thực
2.3.5. Tác động của FDI tới chỉ số vĩ mô tổng hợp
Chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp là tổng hợp các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ thông qua các cơng thức nhất định để thể hiện tình hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế với các ngưỡng khác nhau. Do đó, FDI tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô này sẽ
được phản ánh qua 02 hình thức.
Thứ nhất, FDI tác động đến các chỉ số vĩ mô đơn lẻ là các thành tố cấu thành
chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp. Trong đó, FDI có thể được phân tích có tác động cùng
chiều hoặc ngược chiều đến các chỉ số đơn lẻ cấu thành chỉ số vĩ mỗ tổng hợp; cân
bằng giữa cùng chiều và thuận chiều sẽ là kết quả đánh giá tác động của FDI tới chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp.
Thứ hai, phân tích tác động của FDI đến chỉ số vĩ mơ tổng hợp bằng phân tích
định lượng thơng qua mơ hình tốn. Trong đó, chỉ số vĩ mô tổng hợp là biến phụ
thuộc, FDI và các biến số đại diện cho nguyên nhân tác động đến tình hình kinh tế vĩ mơ (nhân tố bên trong, bên ngồi) là biến độc lập. Dựa trên các kết quả định lượng để phân tích mức độ tác động của FDI tới chỉ số vĩ mô tổng hợp.
2.4. Kết luận
Tại chương này, luận án dựa trên tổng quan nghiên cứu để tổng hợp và phân
tích, trình bày cơ sở lý thuyết về các nội dung liên quan đến FDI, biến động kinh tế vĩ mô và tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Đối với FDI,
luận án đã trình bày lý thuyết về khái niệm, cách phân loại, nhân tố tác động đến FDI
và tác động tích cực, tiêu cực của FDI tới nước nhận đầu tư. Có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến FDI, do đó việc khái quát hóa lý thuyết về FDI khá rõ ràng, đầy đủ,
từ đó nắm được nội hàm của FDI cũng như là cơ sở để đề xuất các giải pháp tăng
cường thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới.
Đối với biến động kinh tế vĩ mô, so với các nghiên cứu trước đây, luận án đã
có một số tiến bộ khi khái quát hóa khái niệm thường được sử dụng để chỉ biến động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế; phân tích nhân tố bên trong (chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và kết hợp giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ) và nhân tố bên ngoài (độ mở của nền kinh tế, nguồn vốn đầu vào, các cú sốc bên ngoài, tỷ lệ ngoại
thương) tác động đến biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Các nghiên cứu
trước chỉ đưa ra các khái niệm và lý thuyết liên quan đến các chỉ số kinh tế vĩ mô,