3.1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam từ 1991 – 2017
3.1.5. Lĩnh vực đầu tư
Bảng 3.5. Dự án và vốn đăng ký FDI còn hiệu lực theo lĩnh vực từ 1988 – 2017 1988 – 2004 1988-2011 1988-2017 1988 – 2004 1988-2011 1988-2017 Số dự án Vốn đăng ký Số dự án Vốn đăng ký Số dự án Vốn đăng ký Tổng số 6164 59848 13440 199078,9 24748 318722,62
Nông nghiệp và lâm nghiệp,
Thủy sản 615 3591 495 3264,5 511 3518,96 Công nghiệp khai thác mỏ 91 3279 71 3015,5 104 4914,15 Công nghiệp chế biến, chế tạo 3978 28892 7661 94675,8 12456 186127,82 Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt và nước 22 1906 99 9793,5 115 20820,87 Xây dựng 108 4988 852 10324,1 1478 10729,1 Thương nghiệp; Sửa chữa 69 317 690 2119,1 2790 6186,38 Khách sạn, nhà hàng và kinh
doanh bất động sản 215 5057 1057 8966,0 1274 65173,68 Vận tải, kho bãi và thông tin
liên lạc, truyền thông 182 3974 696 58679,2 2313 7959,33 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 53 713 75 1321,6 81 1498,36 Ngành khác 831 7131 1744 6919,0 3626 11794
Nguồn: tính tốn của tác giả từ số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư
Bảng 3.5 cho thấy, FDI có mặt ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam,
trong đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất.
Lĩnh vực này tăng rất nhanh trong các giai đoạn 1988- 2004, 2005-2011 và 2012 –
2017, riêng giai đoạn 2012 – 2017 tăng gần 4 lần về số dự án và vốn đăng ký so với giai đoạn 1988 – 2004. Đây là động lực chính tăng giá trị xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế. Một số lĩnh vực tạo ra giá trị mới cũng tăng rất nhanh, như thương nghiệp, sửa chữa và lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, có giai đoạn tăng đến 10 lần cả về vốn và dự án đăng ký đầu tư. Lĩnh vực vận tải, kho bãi và truyền thông cũng tăng rất nhanh về số dự án và vốn đăng ký, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho thu hút FDI, nhất là FDI vì mục đích thương mại (khi chi phí vận tải rẻ hơn, thuận tiện hơn...). Các
lĩnh vực liên quan đến công nghiệp dịch vụ, hoạt động chuyên mơn, khoa học, cơng
nghệ… đều có số dự án đầu tư lớn so với các lĩnh vực khác. Những lĩnh vực trên trực tiếp tạo ra giá trị mới lại là những lĩnh vực có dự án FDI đăng ký tăng nhanh, cho thấy
FDI ở Việt Nam đang được thu hút đúng hướng. Tuy nhiên, giai đoạn 1988 – 2017,
lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng có số dự án FDI đăng ký chỉ
chiếm 5,15% tổng dự án, nhưng chiếm đến 20,45% tổng vốn đăng ký kinh doanh,
đứng thứ 2 sau lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo. Đây là lĩnh vực ít tạo ra giá trị
mới, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến các hệ lụy bất ổn kinh tế vĩ mô, trong khi mức
độ đăng ký dự án và vốn tăng nhanh với khối lượng lớn, cho thấy tiềm ẩn những bất ổn kinh tế của Việt Nam. Thêm vào đó, lĩnh vực nơng nghiệp, nơi có số lao động của
Việt Nam rất đơng và Việt Nam có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực này lại có số dự án
và vốn đăng ký đầu tư rất thấp (số dự án chiếm 2,06%, số vốn đăng ký chiếm 1,1%) và
đang có xu hướng giảm dần, cho thấy khả năng Việt Nam thông qua FDI để thúc đẩy
các mặt hàng thế mạnh, truyền thống bị hạn chế.