Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 3.9 dưới đây cho thấy trong giai đoạn 1995-2004 tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực khá sát nhau, biến động cùng chiều nhau. Từ năm 2004 bắt đầu có sự khác biệt giữa
hai tỷ giá này, theo xu hướng ngược nhau, đỉnh điểm bắt đầu từ năm 2007 do lạm phát
của Việt Nam tăng mạnh so với các đối tác thương mại trong khi mức điều chỉnh tăng của tỷ giá danh nghĩa không bù đắp được chênh lệch lạm phát. Nhìn diễn biến tình hình trên cho thấy việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam thông qua tỷ giá danh nghĩa chưa gắn liền với tỷ giá thực. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước so với các đối tác thương mại đã bị giảm sút khá nhiều. Do đó, tỷ giá hối đoái là đại diện thể hiện rõ nét tình hình biến động kinh tế vĩ mơ của Việt Nam giai đoạn 1991- 2017.
3.2.2. Biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua chỉ số MII
Để đánh giá định lượng tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 -
2017, Luận án sử dụng công thức MII theo đề xuất của Ismihan và đồng sự (2002). Do kết quả nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2013) cho thấy kết quả tính tốn chỉ số bất
ổn kinh tế vĩ mô tương tự nhau cả theo phương pháp đề xuất của Ismihan và đồng sự
(2002) và theo phương pháp do Jaramillo và Sancak (2007) đề xuất, do đó thể hiện bất
ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017, luận án chỉ sử dụng một cơng
thức là cơng thức tính MII do Ismihan và đồng sự (2002) đề xuất. Việc sử dụng tính
tốn biến động kinh tế vĩ mơ theo cơng thức này căn cứ vào thực tế biến động của các
chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 1991 –
này được tổng hợp trong cơng thức tính MII do Ismihan và đồng sự (2002) đề xuất. Đồng thời, chỉ số trên đã được các nghiên cứu trước đó tính tốn với điều kiện tại Việt
Nam, cho kết quả được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên các nghiên cứu trước chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 1995 – 2011, do đó với việc tính tốn giai đoạn 1991 – 2017 sẽ bổ sung và khẳng định các kết quả trước đó rõ ràng hơn.
Theo phương pháp này, luận án sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ (It)
trong nghiên cứu này gồm: Tỷ lệ lạm phát (%); Nợ nước ngồi/GNP; tỷ giá hối đối (USD/VND); và thâm hụt ngân sách/GNP. Nguồn số liệu theo quý được lấy từ trang tin điện tử của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF-IFS).
Dựa trên số liệu và cơng thức tính tốn chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) được
thể hiện trong chương 2, luận án đưa ra kết quả tính chỉ số kinh tế vĩ mơ sau: