Tác động của FDI tới biến động tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 47 - 50)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu lý thuyết

Hình 2.9 cho thấy FDI tác động tới biến động của tỷ giá hối đoái qua các kênh như: FDI tác động đến lạm phát (đã được trình bày phần trên), khiến áp lực lạm phát gây nên biến động tỷ giá hối đoái. Kênh tiếp theo, FDI tác động đến cán cân thanh tốn thơng qua tác động đến tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Đối với tác động đến tài khoản vãng lai, cán cân thương mại là một phần của tài khoản vãng lai, trong khi nghiên cứu trước

cho thấy FDI có tác động đến xuất – nhập khẩu, từ đó có tác động đến cán cân thương

mại, do đó FDI tác động đến tài khoản vãng lai. Về tác động của FDI tới tài khoản vốn, rõ ràng FDI thực hiện là khoản giải ngân thực tế sau khi đăng ký đầu tư của FDI, đóng góp trực tiếp vào tài khoản vốn, do đó FDI có tác động trực tiếp đến tài khoản vốn. Với việc

tác động trực tiếp đến tài khoản vốn, gián tiếp đến tài khoản vãng lai, có thể đưa ra kết

luận FDI tác động đến cán cân thanh toán của một nền kinh tế.

FDI (công nghệ lạc hậu, gian lận thuế…) Năng suất thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng kém Quản lý kém, lãng phí tài nguyên, con người, gây ô

nhiễm môi trường…

Tăng giá thành sản xuất sản phẩm Tăng thâm hụt ngân sách Tăng lạm phát Thu hút vốn trong dân,

huy động tiền trong nước, hiện tượng chuyển

giá, gian lận thuế

FDI

Lạm phát Tài khoản vãng lai

Tài khoản vốn

Tỷ giá hối đoái thực

2.3.5. Tác động của FDI tới chỉ số vĩ mô tổng hợp

Chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp là tổng hợp các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ thông qua các công thức nhất định để thể hiện tình hình kinh tế vĩ mơ của một nền kinh tế với các ngưỡng khác nhau. Do đó, FDI tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô này sẽ

được phản ánh qua 02 hình thức.

Thứ nhất, FDI tác động đến các chỉ số vĩ mô đơn lẻ là các thành tố cấu thành

chỉ số kinh tế vĩ mơ tổng hợp. Trong đó, FDI có thể được phân tích có tác động cùng

chiều hoặc ngược chiều đến các chỉ số đơn lẻ cấu thành chỉ số vĩ mỗ tổng hợp; cân

bằng giữa cùng chiều và thuận chiều sẽ là kết quả đánh giá tác động của FDI tới chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp.

Thứ hai, phân tích tác động của FDI đến chỉ số vĩ mô tổng hợp bằng phân tích

định lượng thơng qua mơ hình tốn. Trong đó, chỉ số vĩ mô tổng hợp là biến phụ

thuộc, FDI và các biến số đại diện cho nguyên nhân tác động đến tình hình kinh tế vĩ mơ (nhân tố bên trong, bên ngoài) là biến độc lập. Dựa trên các kết quả định lượng để phân tích mức độ tác động của FDI tới chỉ số vĩ mô tổng hợp.

2.4. Kết luận

Tại chương này, luận án dựa trên tổng quan nghiên cứu để tổng hợp và phân

tích, trình bày cơ sở lý thuyết về các nội dung liên quan đến FDI, biến động kinh tế vĩ mô và tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Đối với FDI,

luận án đã trình bày lý thuyết về khái niệm, cách phân loại, nhân tố tác động đến FDI

và tác động tích cực, tiêu cực của FDI tới nước nhận đầu tư. Có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến FDI, do đó việc khái quát hóa lý thuyết về FDI khá rõ ràng, đầy đủ,

từ đó nắm được nội hàm của FDI cũng như là cơ sở để đề xuất các giải pháp tăng

cường thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới.

Đối với biến động kinh tế vĩ mô, so với các nghiên cứu trước đây, luận án đã

có một số tiến bộ khi khái quát hóa khái niệm thường được sử dụng để chỉ biến động kinh tế vĩ mơ của nền kinh tế; phân tích nhân tố bên trong (chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và kết hợp giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ) và nhân tố bên ngoài (độ mở của nền kinh tế, nguồn vốn đầu vào, các cú sốc bên ngoài, tỷ lệ ngoại

thương) tác động đến biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Các nghiên cứu

trước chỉ đưa ra các khái niệm và lý thuyết liên quan đến các chỉ số kinh tế vĩ mô,

chưa thể hiện rõ các chỉ số này thể hiện sự biến động kinh tế vĩ mơ như thế nào và vai trị của các chỉ số này đối với biến động kinh tế vĩ mô như thế nào, đây là các hạn chế của nghiên cứu trước đây. Hạn chế này được luận án khắc phục khi khái quát lý thuyết về các chỉ số kinh tế thể hiện tình hình biến động kinh tế vĩ mô gồm các chỉ số kinh tế

vĩ mô đơn lẻ (GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách) và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp (Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô), cũng như cách thức đo lường các chỉ số này, nhất là cách thức đo lường các chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp. Đây là cơ sở để tính

tốn và thể hiện tình hình biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 –

2017, và mở ra khả năng nghiên cứu cho các giai đoạn khác.

Đối với lý thuyết về tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô, các nghiên

cứu trước đây mới chỉ trình bày lý thuyết tác động của FDI tới từng chỉ số kinh tế vĩ

mô cụ thể, riêng lẻ (như tác động của FDI tới GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách…), chưa nêu bật việc tác động này có mối quan hệ tới tác động của FDI tới

biến động kinh tế vĩ mô (do các chỉ số trên là đại diện thể hiện biến động kinh tế vĩ

mô) như thế nào. Luận án dựa trên các lý thuyết này để tổng hợp, khái quát hóa thành

lý thuyết cụ thể, đồng thời khơng chỉ xem xét khía cạnh đơn lẻ, luận án xem xét tổng

thể cơ chế tác động của FDI tới các chỉ số kinh tế vĩ mô thể hiện biến động kinh tế vĩ mô cả đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp. Với

phân tích này, luận án đã khái qt hóa cơ bản lý thuyết về tác động của FDI tới biến

động kinh tế vĩ mô, điều mà các nghiên cứu trước chưa thể hiện được. Đây là cơ sở lý

thuyết để luận án sử dụng trong việc đánh giá tác động của FDI tới biến động kinh tế

vĩ mô ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017 những phần sau. Kết quả của việc đánh giá

này sẽ bổ sung, khẳng định các lý thuyết đã được đưa ra đối với trường hợp Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017, từ đó là cơ sở cho đánh giá các giai đoạn tới.

CHƯƠNG 3

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG

KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 -2017 3.1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam từ 1991 – 2017

3.1.1. Cấp giấy phép đầu tư

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987 và sửa đổi qua

các năm 1990, 1992, 1996, 2000, 2006 và 2014, Việt Nam thu hút được lượng lớn dự án FDI. Tính đến hết tháng 12/2017, số dự án FDI được Việt Nam cấp phép còn hiệu lực là 24748 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 318722,62 triệu USD, bình quân mỗi dự án khoảng 12,878 triệu USD.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)