Nguồn: ADB và Tổng cục Thống kê - GSO
Hình 3.3 thể hiện, giai đoạn 1988 -1991, TTKT không ổn định, do bất ổn từ giai
đoạn trước, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu ảnh hưởng mạnh đến
tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên đến giai đoạn 1992 – 1994 có sự
bứt phá liên tục, nếu như năm 1991 Việt Nam còn phải đi vay nợ lương thực thì sang
năm 1992 đã thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới, giai đoạn này có nhiều chính
Giai đoạn 1995-1998, GDP đạt cao nhất là năm 1995 (đạt 9,54% cao nhất đến thời điểm hiện nay, được coi là có kết quả tích cực từ giai đoạn trước đó), tuy nhiên từ
năm 1996 trở đi do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính ở châu Á, GDP của Việt
Nam giảm mạnh, gây bất ổn vĩ mô. Giai đoạn 1999 – 2000 được đánh dấu mức giảm
GDP thấp nhất (chỉ đạt 4,77%), cũng là năm chấm dứt ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực. Sang năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế lại bắt đầu nhịp tăng trở lại do tình hình ổn định hơn.
Giai đoạn 2001- 2007, kinh tế Viêt Nam liên tục tăng trưởng với mức độ cao,
mức cao nhất là 8,5%, đây là thời kỳ Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, giá trị
xuất khẩu được đẩy mạnh, cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp từ các thành
phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2008 – 2011, khi kinh tế thế
giới và Việt Nam suy thoái từ năm 2008, một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt
Nam gặp khó khăn, cùng với các vấn đề về nợ công, lạm phát gia tăng… nên tốc độ
TTKT sau năm 2007 giảm đáng kể.
Từ năm 2012 đến 2017, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện chính sách ổn định kinh
tế vĩ mơ, tình hình kinh tế được kiểm sốt, cùng với kinh tế thế giới đang dần phục
hồi, khiến TTKT Việt Nam đang từng bước tăng trở lại, năm 2016 GDP Việt Nam đạt 6,43%, năm 2017 đã tăng lên mức 6,81%.
(Đ/v: %)