Tạo cơ sở hạt ầng thuận lợi cho thu hút FDI thế hệ mới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 120 - 121)

Phân tích tại chương 3 cho thấy, hạn chế trong thu hút FDI của Việt Nam thời

gian qua có nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa thuận lợi cho thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ hiện đại, trong đó kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực là thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng mà Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế. Để

tăng cường thu hút FDI từ các nhà đầu tư lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... với công

nghệ lớn, hiện đại vào các dự án công nghệ cao, Việt Nam cần chú trọng tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng như sau:

Đối với kết cấu hạ tầng, Việt Nam tiếp tục quy hoạch, làm mới và tu sửa kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là các cảng biển và nhà máy điện, theo hướng

phù hợp cho các dự án công nghiệp, chế tạo, công nghệ cao trong các lĩnh vực như:

viễn thông, công nghiệp chế tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,... của các nước phát triển trên thế giới nhất là Hoa Kỳ, EU. Trong đó, cần mời các tổ chức tư vấn quốc tế, các nhà đầu tư từ các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... trong lĩnh vực công nghệ cao tham gia tư vấn thiết kế các kết cấu hạ tầng này nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, tầm nhìn, điều kiện phù hợp với các dự án công nghệ cao của các nhà đầu tư

lớn. Việc có các kết cấu hạ tầng phù hợp với các điều kiện để thu hút đầu tư công nghệ

cao, sẽ là hình thức “đón đầu“ các nhà đầu tư công nghệ cao trên thế giới. Đồng thời, chú ý cân bằng trong đầu tư kết cấu hạ tầng tại miền Bắc và miền Nam, nông thôn,

miền núi và thành thị. Thêm vào đó, Việt Nam nên thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; tiếp tục rà soát các quy định hành chính

nhằm loại bỏ các thủ tục thừa, không còn phù hợp, đồng thời xây dựng các chính sách

ưu đãi đối với các lĩnh vực ưu tiên vào các địa phương ưu tiên phát triển của Việt

Nam. Ngoài ra, từ trung ương đến địa phương Việt Nam nên tiếp tục quy hoạch các

ngành, lãnh thổ, cơ cấu kinh tế thống nhất trên phạm vi cả nước. Trước hết, khẩn trương qui hoạch các khu công nghiệp, nhất là tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực công nghệ cao, để đón đầu các nhà đầu tư thế giới có công nghệ cao đang ý định đầu tư hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Trên cơ sở đó xác

định các dự án trong nước tựđầu tư, các dự án cần thu hút FDI theo ngành và lãnh thổ

cũng như xác định yêu cầu tương ứng về công nghệ.

Đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam tiếp tục đổi mới hệ

thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trong đó chú trọng mũi nhọn vào các lĩnh vực công nghệ cao, là thế mạnh của các nước tiên tiến trên thế giới như

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... để nhân lực có thểđáp ứng được nhu cầu cần nhân công phù

hợp các dự án của nhà ĐTNN. Tuy nhiên, việc đổi mới này cần dựa trên khảo sát về

nhu cầu thị trường lao động nói chung và nhu cầu của các nhà ĐTNN, nhu cầu đối với

từng lĩnh vực của nền kinh tế nói riêng, nhằm tránh mất cân đối lao động. Đối với các

doanh nghiệp FDI, cần có quy định yêu cầu các doanh nghiệp FDI cam kết tham gia

các chương trình đào tạo và đào tạo chung cho người lao động. Chính phủ cũng cần

định hướng, khuyến khích và mở rộng hình thức liên kết, hợp tác đào tạo giữa các cơ

sở đào tạo trong nước (Đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo) với các doanh nghiệp

FDI trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật

Bản và các nước có công nghệ cao, theo định hướng đầu tư của các doanh nghiệp trên,

để tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư; tăng cường giáo

dục ý thức kỷ luật của người lao động. Tiếp tục thu hút FDI vào các ngành thâm dụng

lao động lớn như da giầy, dệt may, nông nghiệp... Tuy nhiên, yêu cầu các doanh

nghiệp FDI tham gia các lĩnh vực này đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường và

áp dụng kỹ thuật tiến bộ nhằm tạo thêm việc làm cho nhân công trong nước; đồng thời tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tạo việc

làm gián tiếp cho người lao động Việt Nam thông qua các lĩnh vực phụ trợ cho doanh

nghiệp FDI của doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)