Đánh giá dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

3.2. Tình hình biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam 1991 2017

3.2.1. Đánh giá dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ

Dựa trên phần cơ sở lý thuyết tại chương 2, luận án lựa chọn các chỉ số kinh tế

vĩ mô đơn lẻ gồm: Tăng trưởng kinh tế (đo bằng GDP thực tế), lạm phát, tỷ giá hối

đoái, thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017 để thể hiện tình hình

biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn này.

3.2.1.1.Biến động của tăng trưởng kinh tế

Hình 3.3. Biến động tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1988 – 2017

Nguồn: ADB và Tổng cục Thống kê - GSO

Hình 3.3 thể hiện, giai đoạn 1988 -1991, TTKT không ổn định, do bất ổn từ giai

đoạn trước, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu ảnh hưởng mạnh đến

tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên đến giai đoạn 1992 – 1994 có sự

bứt phá liên tục, nếu như năm 1991 Việt Nam còn phải đi vay nợ lương thực thì sang

năm 1992 đã thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới, giai đoạn này có nhiều chính

Giai đoạn 1995-1998, GDP đạt cao nhất là năm 1995 (đạt 9,54% cao nhất đến thời điểm hiện nay, được coi là có kết quả tích cực từ giai đoạn trước đó), tuy nhiên từ

năm 1996 trở đi do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính ở châu Á, GDP của Việt

Nam giảm mạnh, gây bất ổn vĩ mô. Giai đoạn 1999 – 2000 được đánh dấu mức giảm

GDP thấp nhất (chỉ đạt 4,77%), cũng là năm chấm dứt ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực. Sang năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế lại bắt đầu nhịp tăng trở lại do tình hình ổn định hơn.

Giai đoạn 2001- 2007, kinh tế Viêt Nam liên tục tăng trưởng với mức độ cao,

mức cao nhất là 8,5%, đây là thời kỳ Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, giá trị

xuất khẩu được đẩy mạnh, cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp từ các thành

phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2008 – 2011, khi kinh tế thế

giới và Việt Nam suy thoái từ năm 2008, một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt

Nam gặp khó khăn, cùng với các vấn đề về nợ công, lạm phát gia tăng… nên tốc độ

TTKT sau năm 2007 giảm đáng kể.

Từ năm 2012 đến 2017, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện chính sách ổn định kinh

tế vĩ mơ, tình hình kinh tế được kiểm sốt, cùng với kinh tế thế giới đang dần phục

hồi, khiến TTKT Việt Nam đang từng bước tăng trở lại, năm 2016 GDP Việt Nam đạt 6,43%, năm 2017 đã tăng lên mức 6,81%.

(Đ/v: %)

Hình 3.4. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO) www.gso.gov.vn

Hình 3.4 cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra rõ nét, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Từ năm 2000–

2005, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ tăng mạnh, từ giai đoạn 2006 – nay, tỷ lệ công

3.2.1.2. Biến động Lạm phát

Giai đoạn 1991 - 1995 chứng kiến biến động mạnh của lạm phát khi từ mức

rất cao (81,8% năm 1991) xuống mức thấp là 8,4% năm 1993 rồi tăng lên 16,9%

năm 1995. Đây là sự biến động thất thường của lạm phát và vẫn ở mức lạm phát

cao. Từ năm 1996-1998 cho thấy lạm phát có sự biến động khơng đồng đều nhưng

sau đó đã ổn định ở mức dưới 10%. Mặc dù đây là giai đoạn khủng hoảng tài chính khu vực, tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, chỉ số lạm phát có cao, nhưng ổn định, thậm chí có năm rất thấp so với cả giai đoạn, như năm 1996,

1997 lần lượt là 5,6% và 3,21%. Điều này cho thấy lạm phát không phải là yếu tố thể

hiện bất ổn kinh tế vĩ mơ giai đoạn này.

Hình 3.5. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1991 -2017

Nguồn: ADB và Tổng cục Thống kê - GSO

Từ năm 1999 – 2000, tình hình lạm phát giảm đột ngột, xuống thấp nhất, thậm chí năm 2000 lạm phát xuống mức - 1,71%. Đây còn là kết quả tình hình kinh tế thế

giới ổn định hơn và các biện pháp thắt chặt lạm phát của Chính phủ trước đó. Giai

đoạn 2000 – 2006 (trước khi Việt Nam gia nhập WTO), lạm phát Việt Nam tương đối ổn định ở mức 01 con số, đây là giai đoạn tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam ổn định ở mức cao, nhiều nền kinh tế tăng đà phát triển.

Hình 3.6. Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017 theo tháng (%)

Nguồn: tradingeconomics.com/ Tổng cục thống kê Việt Nam

Hình 3.6 cho thấy, giai đoạn lạm phát có sự biến động nhiều nhất là 2007 –

2012, lạm phát lên xuống với mức chênh lệch lớn giữa năm trước và năm sau. Nguyên nhân lạm phát tăng cao là do quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày một sâu,

rộng, những biến động của thị trường thế giới tác động trực tiếp, trong khi giá hàng

nhập khẩu thế giới tăng mạnh do nhu cầu của Trung Quốc cho tăng trưởng kinh tế,

điều này đẩy nhu cầu năng lượng thế giới tăng cao đột biến, gây tác động tới nền kinh

tế trong nước. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới năm

2008 kéo theo hệ lụy đến các nền kinh tế khác như Việt Nam, khiến lạm phát tăng

nhanh, nhất là vào năm 2008 và 2011 ở mức hai con số, cao nhất trong cả giai đoạn.

Đáng chú ý, đây là hệ quả của việc kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

của Việt Nam, khi lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, khi lạm phát có dấu hiệu giảm, vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ “nới lỏng” chính sách tiền tệ, khiến lạm phát năm sau tăng lên, như vậy giai đoạn này có sự biến động về lạm phát, tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô khác, gây sức ép lên tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam.

Từ năm 2012 đến nay, Chính phủ Việt Nam tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nên lạm phát được duy trì ở mức thấp. Ngồi

ra, tình hình kinh tế được phục hồi, giá cả một số mặt hàng chiến lược giảm mạnh,

nhất là dầu mỏ, khiến mặt bằng giá chung được kiểm sốt tốt hơn, lạm phát theo đó

3.2.1.3. Biến động của Thâm hụt ngân sách

Hình 3.7. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam 1990 – 2017 (%)

Nguồn: ADB

Hình 3.7 cho thấy, 27 năm liên tục, Việt Nam bị thâm hụt ngân sách, giai đoạn từ 2000 – 2005 mặc dù thâm hụt ngân sách ở mức an toàn, nhưng gần với mức tới hạn cho phép (5%), từ năm 2006 – nay, thâm hụt ngân sách vẫn tiếp tục tăng, mặc đù đã có cải thiện đáng kể. Đây là biểu hiện tiềm ẩn của biến động kinh tế vĩ mô, nhất là giai

đoạn từ 2007 – 2011 và 2012 – 2016.

Ngun nhân chính của tình trạng này là đầu tư công quá lớn, nhưng chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến lãng phí nguồn vốn. Bên cạnh chi tăng cao thì tình trạng thất thu cịn chưa khắc phục tốt, nhiều hiện tượng trốn thuế, chuyển giá được thực hiện tinh vi,

khả năng thu của các cơ quan chức năng chưa hiệu quả. Do đó tình trạng thâm hụt

ngân sách ngày một tăng cao.

3.2.1.4. Biến động của Tỷ giá hối đối

Hình 3.8. Tỷ giá hối đối (VND/USD) giai đoạn 1988 - 2017

Hình 3.8 cho thấy, tỷ giá của Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng mạnh, nhất là giai đoạn 1990 - 1994 và 1996 - 1999, tương ứng với các giai đoạn biến động của kinh tế thế giới, điều chỉnh chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bình ổn lạm phát và thúc

đẩy tăng trưởng.

Hình 3.9. Diễn biến NEER và REER giai đoạn 1995-2014

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hình 3.9 dưới đây cho thấy trong giai đoạn 1995-2004 tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực khá sát nhau, biến động cùng chiều nhau. Từ năm 2004 bắt đầu có sự khác biệt giữa

hai tỷ giá này, theo xu hướng ngược nhau, đỉnh điểm bắt đầu từ năm 2007 do lạm phát

của Việt Nam tăng mạnh so với các đối tác thương mại trong khi mức điều chỉnh tăng của tỷ giá danh nghĩa không bù đắp được chênh lệch lạm phát. Nhìn diễn biến tình hình trên cho thấy việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam thông qua tỷ giá danh nghĩa chưa gắn liền với tỷ giá thực. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước so với các đối tác thương mại đã bị giảm sút khá nhiều. Do đó, tỷ giá hối đối là đại diện thể hiện rõ nét tình hình biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991- 2017.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)