Mức độ phân rã phương sai của các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 105)

Mức độ phân rã phương sai của LNGDP (Mơ hình 2)

Period S.E. LNGDP LNIMPORT LNEXPORT LNFDI LNEMP

1 0.012095 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.020087 95.32118 0.000632 2.561590 0.854569 1.262024 3 0.028356 87.62605 0.071919 5.988089 2.537539 3.776401 4 0.036975 75.91547 0.257889 10.15982 6.168153 7.498673 5 0.046376 64.03329 0.682228 13.07112 10.37737 11.83598 6 0.056505 53.72773 1.408147 14.42560 14.25773 16.18080 7 0.067040 45.83675 2.464226 14.50138 17.08553 20.11211 8 0.077634 40.02045 3.779295 13.88923 18.85978 23.45124 9 0.088021 35.74127 5.231483 13.02322 19.82234 26.18169 10 0.098056 32.48865 6.682943 12.15853 20.29325 28.37663

Mức độ phân rã phương sai của LNCPI (Mơ hình 3)

Period S.E. LNCPI LNM2 LNFDI LNEXR

1 0.006702 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.013624 99.51471 0.315490 0.032644 0.137157 3 0.022055 98.66603 0.665049 0.105148 0.563776 4 0.031957 97.54418 1.028328 0.242465 1.185025 5 0.039479 94.87820 2.867919 1.413252 0.840625 6 0.046966 91.01161 5.243865 3.150519 0.594005 7 0.054761 86.29904 8.037672 5.175407 0.487878 8 0.062940 81.11232 11.08034 7.264550 0.542789 9 0.070160 79.20480 12.80616 7.474611 0.514421 10 0.076892 78.05900 14.37276 7.074147 0.494092

Mức độ phân rã phương sai của LNEXR (Mơ hình 4)

Period S.E. LNEXR LNOPE LNFDI LNERV

1 0.007906 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.014287 95.75908 0.316941 0.119664 3.804314 3 0.021001 90.48790 1.188894 0.175705 8.147502 4 0.027640 86.05300 2.438073 0.322898 11.18603 5 0.034044 82.39916 3.915486 0.552279 13.13307 6 0.040154 79.35568 5.465557 0.851785 14.32698 7 0.045960 76.76865 6.986249 1.202074 15.04303 8 0.051475 74.53409 8.416161 1.584009 15.46575 9 0.056719 72.58224 9.725176 1.981691 15.71089 10 0.061718 70.86381 10.90372 2.382985 15.84948

- Đối với phân tích mức độ phân rã phương sai của LnGDP tại mơ hình 2: Kết quả thể hiện, GDP chịu ảnh hưởng vừa phải từ cú sốc tác động do chính GDP tạo ra. Mức độ

phân rã của LnGDP sau 10 kỳ đánh giá là 32,48865%; LnFDI đóng góp lớn thứ hai sau

LnEMP trong các chỉ số còn lại ở mức 20,29325% (LnEMP đóng góp 28,37663%). Điều

này cho thấy, tăng trưởng kinh tế có thể giải thích tốt bởi nội lực chính nó, FDI và lao động.

- Đối với phân tích mức độ phân rã phương sai của LnCPI tại mơ hình 3: Kết

quả thể hiện, chỉ số giá tiêu dùng chịu ảnh hưởng khá lớn từ cú sốc tác động do chính

CPI tạo ra. Mức độ phân rã của CPI sau 10 kỳ đánh giá là 78,05900 %; FDI đóng góp

lớn thứ 2 sau cung tiền M2 để giải thích CPI so với các chỉ số khác đạt 7,074147%.

Điều này phù hợp với lý thuyết, chứng tỏ chỉ số giá tiêu dùng có thể cũng được giải

thích tốt bởi nội lực chính nó, M2 và FDI.

- Tương tự đối với phân tích mức độ phân rã phương sai của LnEXR tại mơ hình 4: Kết quả thể hiện, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng khá lớn từ cú sốc tác động do chính tỷ giá

hối đoái tạo ra. Mức độ phân rã của LnEXR sau 10 kỳ đánh giá là 70, 86381%; LnFDI

đóng góp thấp cho việc giải thích LnEXR, chỉ ở mức 2,382985%, trong khi độ mở của nền

kinh tế và dự trự ngoại hối đóng góp cao lần lượt ở mức 10,90372% và 15,84948%. Điều này chứng tỏ tỷ giá hối đối có thể giải thích tốt bởi nội lực chính nó, độ mở của nền kinh tế và dự trữ ngoại hối. Mức độ giải thích của FDI đối với tỷ giá hối đối khơng cao.

4.7. Kết luận

Sử dụng phương pháp định lượng hồi quy từ phần mềm Eview 8.0, luận án đã

đánh giá tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua đánh

giá tác động tới các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ gồm: GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái và chỉ số kinh tế vĩ mô tổng hợp (chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô - MII). Điểm mới của nghiên cứu trên so với các nghiên cứu trước đó là sử dụng phương pháp định lượng hồi quy

(mơ hình VAR và VECM) để đánh giá tác động của FDI tới chỉ số bất ổn kinh tế vĩ

mô theo quý từ quý 4/1991 – quý 4/2017 ở Việt Nam.

Trong đó, trước hết luận án xây dựng các mơ hình đánh giá tác động dựa trên lý thuyết về các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến MII, GDP, lạm phát và tỷ giá hối đoái.

Bước tiếp theo, luận án mô tả số liệu được sử dụng trong các mơ hình và cách thức

đánh giá các mơ hình. Dựa trên các bước trong cách thức đánh giá trên, luận án sử

dụng phương pháp kiểm tra Unit Root với kiểm định Augmented Dickey Fuller test

(ADF) để kiểm tra tính dừng của từng dãy số liệu được mơ tả, kết quả tất cả các dãy số liệu gồm: LnMII, LnGDP, LnFDI, LnEXPORT, LnIMPORT, LnOPE, LnCPI, LnM2, LnEXR, LnERV, LnEMP đều không dừng ở mức Level, nhưng dừng ở phương sai bậc

nhất. Tiếp theo, luận án xác định độ trễ tối đa của các mơ hình là 12, xác định độ trễ tối ưu của các mơ hình theo từng mơ hình, với mơ hình (1) là 12, các mơ hình cịn lại là 10. Căn cứ vào từng mơ hình, luận án kiểm tra đồng liên kết của các mơ hình này, kết quả cho thấy tất cả các mơ hình trên đều có đồng liên kết, như vậy đáp ứng tiêu chí

sử dụng mơ hình VECM (các dãy số liệu đều không dừng ở Level và các mơ hình

đánh giá đều có đồng liên kết) trong đánh giá tác động của FDI tới các chỉ số cụ thể.

Đối với đánh giá tác động của FDI tới bất ổn kinh tế vĩ mơ, kết quả cho thấy FDI có tác động cả ngắn hạn và dài hạn đối với bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam, đồng thời kiểm tra Granger Test về mối quan hệ nhân quả cho thấy FDI và MII có mối quan hệ nhân quả với nhau, tuy nhiên mức độ giải thích trong phân rã phương sai của FDI đối với MII

khá thấp, mức độ phản ứng của MII trước biến động của FDI không lớn. Điều này cho

thấy, mặc dù có tác động tới MII nhưng FDI có tác động không lớn tới bất ổn kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017. Ngược lại với kết quả giải thích từ phân rã phương sai của MII đối với FDI cho thấy MII có vai trị lớn đối với thu hút và giải ngân FDI.

Đối với đánh giá tác động của FDI tới các chỉ số vĩ mô đơn lẻ, kiểm tra nhân

quả cho thấy FDI có quan hệ với GDP, CPI và tỷ giá hối đoái. Đối với GDP, kết quả cho thấy, FDI có tác động mạnh mẽ, cùng chiều với GDP cả ngắn hạn và dài hạn, mức

độ giải thích trong phân rã phương sai của FDI đối với GDP lớn, đồng thời mức độ

phản ứng của GDP trước biến động của FDI cho thấy FDI là nhân tố đóng góp tích cực

cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đối với tác động của FDI tới chỉ số giá tiêu

dùng – CPI, kết quả cũng khẳng định FDI có cả tác động ngắn hạn và dài hạn đối với

CPI; FDI có mức độ đóng góp giải thích lớn đối với CPI trong phân rã phương sai của CPI. Do đó, có thể thấy FDI cũng có vai trò làm tăng CPI của Việt Nam. Cuối cùng,

đối với tác động của FDI tới tỷ giá hối đối, kết quả cho thấy FDI có tác động cùng

chiều trong dài hạn và ngắn hạn tới tỷ giá hối đối. Ngồi ra, mức độ phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với biến động của FDI và mức độ giải thích của FDI đối với tỷ giá hối

đoái trong phân rã phương sai thấp, cho thấy FDI chưa phải nguyên nhân chính gây ra

biến động tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017.

Các kết luận trên đều cho thấy có vai trị tác động của giá trị FDI giải ngân đối với các chỉ số đo lường biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các kết quả này khá phù hợp với kết quả thống kê mô tả về mối quan hệ giữa FDI đối với các chỉ số kinh tế phản ánh biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017. Điều này củng

cố thêm kết luận có mối quan hệ tác động của FDI tới biến động kinh tế vĩ mơ của

Việt Nam, từ đó nghiên cứu giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác

GỢI Ý CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CHO ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM 5.1. Định hướng thu hút, sử dụng FDI vào Việt Nam.

Kết quả thực nghiệm tại chương 4 kết hợp với kết quả phân tích thống kê mơ tả tại chương 3 cho thấy, FDI có tác động đến biến động của kinh tế vĩ mô Việt Nam giai

đoạn 1991 – 2017. Kết quả này được thể hiện thông qua đánh giá tác động của FDI tới

các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ như tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (đại diện bằng chỉ số CPI), tỷ giá hối đối và chỉ số kinh tế vĩ mơ tổng hợp (đại diện bằng chỉ số bất

ổn kinh tế vĩ mô MII). Đây là các chỉ số được các nhà nghiên cứu trước đó sử dụng để

thể hiện cho biến động kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế.

Đối với tác động của FDI với tăng trưởng kinh tế, kết quả cho thấy FDI, xuất

khẩu và lao động có tác động mạnh mẽ, tích cực đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn

hạn và dài hạn. Sự biến động của FDI và xuất khẩu cũng kéo theo sự biến động của

tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu có tác động ngược chiều với

tăng trưởng kinh tế. Phân tích cụ thể các nhân tố này tại mục 3.3 chương 3 thấy rằng, FDI giải ngân càng lớn thì mức độ tăng GDP càng cao và ổn định, tuy nhiên việc Việt Nam chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư lớn của các nước phát triển có cơng nghệ

hiện đại như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… trong khi dòng vốn đầu tư từ các nước

ASEAN, Trung Quốc, … với công nghệ lạc hậu, quản lý kém hơn lại là những nhà đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, khiến mức độ gia tăng yếu tố tích cực từ FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chưa thể hiện hết tiềm năng, lợi thế là nguồn vốn đầu vào quan trọng cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối với xuất khẩu, hoạt động gia công trong các doanh nghiệp FDI là chủ yếu, cùng với mức độ liên kết trong xuất khẩu giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước chưa lớn; công nghệ, thiết bị kỹ thuật sản xuất chưa cao, dẫn đến giá trị gia tăng cho tăng trưởng thực tế của Việt Nam

từ xuất khẩu còn hạn chế so với tiềm năng lớn do xuất khẩu đem lại. Đối với nhập

khẩu, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên vật

liệu. Trong khi, với máy móc thiết bị phần lớn được nhập khẩu từ các nước Trung

Quốc, ASEAN thông qua các dự án FDI cũng góp phần hạn chế hoạt động sản xuất, chưa kể ảnh hưởng đến môi trường sống và các hệ lụy khác. Đáng chú ý, nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất khá lớn, chứng tỏ công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn

doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước tạo thành chuỗi cung ứng bền vững

chưa thể hiện rõ nét.

Đối với tác động của FDI tới lạm phát, kết quả phân tích cho thấy, FDI có tác động ngắn hạn và dài hạn tới biến động của chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đồng thời mức

độ phản ứng của CPI đối với biến động của FDI và mức độ giải thích của FDI khi

phân rã phương sai của CPI tương đối lớn. Kết quả trên có thể cho thấy FDI cũng là nguyên nhân gây ra biến động lạm phát của Việt Nam. Thực tế nghiên cứu được thể

hiện tại mục 3.3 chương 3 cho thấy, giai đoạn 2006 – 2013, việc các nhà đầu tư FDI

đầu cơ vào các dự án bất động sản lớn, mất cân bằng đầu tư giữa các ngành sản xuất

và phi sản xuất, là nguyên nhân gây ra lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mơ. Ngun

nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ kiểm soát chưa lớn từ khâu đăng ký đầu tư đến hoạt động khai thác sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án FDI vào Việt Nam. Dẫn đến chưa có quy hoạch nhằm hạn chế các dự án đầu cơ bất động sản, định hướng nhà đầu tư vào các dự án sản xuất thay vì phi sản xuất và hài hòa giữa các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh; chưa ngăn chặn, loại bỏ các dự án FDI có cơng nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm môi trường, hạn chế năng lực sản xuất.

Đối với tác động của FDI đến biến động của tỷ giá hối đoái, kết quả định lượng

tại chương 4 cho thấy FDI có tác động trong ngắn hạn và dài hạn tới biến động tỷ giá

hối đoái của Việt Nam. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng của FDI tới tỷ giá hối đối của Việt Nam khơng lớn so với các yếu tố khác như dự trữ ngoại hối và độ mở nền kinh tế,

trong khi yếu tố ngược lại, tỷ giá hối đoái tác động đến FDI cao hơn. Do đó, việc ổn

định tỷ giá hối đoái, tránh để yếu tố này gây tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút

FDI của Việt Nam thời gian tới là cần thiết. Đồng thời, tăng cường hội nhập quốc tế và dự trữ ngoại hối bằng cách có cơ chế kiểm sốt việc triển khai vốn đầu tư của các nhà

ĐTNN, trong đó ràng buộc việc các nhà ĐTNN trong việc đăng ký và triển khai, tránh

tình trạng đăng ký cao, nhưng thực tế chuyển tiền vào Việt Nam ít, số cịn lại huy động ngay tại Việt Nam, không làm tăng cung ngoại tệ.

Đối với tác động của FDI tới chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII), kết quả định

lượng tại chương 4 cho thấy: (1) FDI và bất ổn kinh tế vĩ mơ có quan hệ nhân quả với

nhau. Điều này được giải thích, khi biến động kinh tế vĩ mơ tăng cao, nhà ĐTNN có

xu hướng e ngại đầu tư hoặc giải ngân dòng vốn đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam, dẫn

đến luồng vốn đầu tư FDI giảm sút cả đăng ký và giải ngân. Ngược lại, khi biến động

kinh tế vĩ mô của Việt Nam thấp, nhà đầu tư yên tâm đầu tư, mở rộng kinh doanh,

khiến dòng vốn FDI cả đăng ký mới và giải ngân sẽ tăng lên. Theo quan hệ nhân quả,

dẫn đến biến động kinh tế vĩ mô tăng lên. (2) FDI có tác động trong dài hạn và có tác

động trong ngắn hạn đến chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Điều này được giải

thích, về lâu dài để giảm nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, Việt Nam cần tăng cường thu

hút, giải ngân vốn FDI và tăng độ mở nền kinh tế thông qua thúc đẩy xuất - nhập

khẩu. Để thực hiện điều này, Việt Nam cần có chính sách tăng cường thu hút FDI

vào lĩnh vực sản xuất và hướng tới xuất khẩu, hạn chế thu hút, giải ngân các dự án FDI không hướng tới xuất – nhập khẩu. Đồng thời các dự án FDI giải ngân cần phục vụ nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng

trọng điểm xuất khẩu. Điều này sẽ góp phần giảm bất ổn kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên,

mức độ phản ứng của MII trước biến động của FDI và mức độ giải thích của FDI trong phân rã phương sai của MII chưa lớn. Trong khi độ mở của nền kinh tế có mức độ giải

thích đối với biến động của bất ổn kinh tế vĩ mô cao hơn. Do đó trong định hướng

chính sách, cần thiết việc tăng cường thu hút, giải ngân FDI và từ FDI góp phần gia

tăng độ mở của nền kinh tế thông qua thúc đẩy xuất nhập khẩu sẽ góp phần tích cực

vào việc hạn chế biến động của chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô.

Phân tích trên cho thấy, thu hút và sử dụng hiệu quả FDI; thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)