Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu hút FDI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 117 - 120)

Nhằm thu hút FDI theo đúng định hướng nêu tại mục 5.1, Việt Nam cần tập trung tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu hút và sử dụng FDI như sau:

Thứ nhất, xây dựng chính sách, hành lang pháp lý cho thu hút FDI. Việt Nam cần tiếp tục cam kết và thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc

đưa ra các “sách trắng“ về kinh tế, thương mại. Trong đó cần công khai, minh bạch các

chính sách, cơ chế quản lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh vào

nguyên tắc “công bằng, đôi bên cùng có lợi“ (win – win). Đồng thời, tiếp tục rà soát và

sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho phù hợp với quy định và cam kết gia nhập WTO và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Trong đó tập trung vào các quy định mang tính tiêu chuẩn thế hệ mới mà các nước như

Hoa Kỳ, EU đưa ra liên quan đến sở hữu trí tuệ, viễn thông, thương mại số, nguồn gốc xuất xứ,... đây là các tiêu chuẩn hướng tới nền kinh tế mới trên nền tảng công nghiệp

4.0. Nếu Việt Nam xây dựng được chính sách mang tính “đón đầu“ những tiêu chuẩn

mới này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao của

cực tại các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nhằm đảm bảo sự ổn định về

chính sách kinh tế và các chính sách này phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhất là đối với sản phẩm công nghệ cao theo luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam và cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này, trong đó áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng lỗi vi phạm bản quyền, sao chép và tuyên truyền rộng rãi về việc chấp

hành luật này trong nhân dân.

Thêm vào đó, trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam cần đảm bảo tính thống nhất trên cả nước, rút ngắn khác biệt giữa các địa phương, tránh tình trạng tạo

cơ sởđể các địa phương cạnh tranh trong thu hút FDI gây mất cân đối FDI và cân đối

trong ưu đãi cho doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Ở các địa phương

cần có danh mục các dự án ưu tiên với mức ưu đãi cụ thể, danh mục các loại dự án không ưu tiên và chế tài cụ thể rút giấy phép, nhất là với các dự án có công nghệ lạc

hậu, ít chuyển giao công nghệ, ảnh hưởng môi trường sống và nguy cơ hoạt động đầu

cơ, gian lận, nhất là đầu cơ bất động sản và gian lận từ việc chuyển giá, hoặc các hình thức lợi dụng khác. Đồng thời đưa ra bộ tiêu chí, tiêu chuẩn nhằm giới hạn cụ thểđối

với các doanh nghiệp FDI về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho

sản xuất, trước và trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, nhằm hạn chế công nghệ lạc

hậu, chủ yếu gia công và khuyến khích việc các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên

liệu trong nước cho sản xuất. Ngoài ra, Việt Nam cần nâng cấp trung tâm dự báo thêm

nhiệm vụ cảnh báo sớm các nhà đầu tư hoặc làn sóng đầu tư có ý định tham gia đầu tư

vào Việt Nam nhưng có tiêu chuẩn thấp về vốn, công nghệ,…Trong bối cảnh hiện nay,

dưới sự tác động của cạnh tranh thương mại toàn cầu, làn sóng dịch chuyển đầu tư

xuất hiện cục bộ có thể không tốt cho Việt Nam khi các nhà đầu tư này có tiêu chuẩn

thấp, do đó việc cảnh báo sớm sẽ giúp Việt Nam hạn chế tác động tiêu cực từ các làn sóng này.

Để xây dựng các chính sách trên thành công, Trung ương và địa phương nên

mời các chuyên gia, doanh nghiệp nước ngoài, trong nước tham gia vào quá trình xây

dựng chính sách, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu, lợi ích của các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư và lợi ích của địa phương. Nếu từ Trung ương và địa phương mời các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng tham gia xây dựng chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia đầu tư tại Việt Nam sẽ giúp họ hiểu hơn về thị trường Việt Nam, có cơ hội được thể hiện yêu cầu đối với phía Việt Nam khi tham gia đầu tư, coi chính

sách này như là cam kết của Việt Nam đối với nhà đầu tư, sẽ khuyến khích và thu hút

Thứ hai, chủ động, tích cực hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước

đối tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương và đa phương, qua đó tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư của Việt Nam. Các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác song phương và đa phương thời gian tới tập trung vào các giải pháp như: thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các hiệp định đã ký với các đối tác, các cam

kết trong các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo Việt Nam và các nước, nhằm khai

thác tối đa những mặt lợi, giảm thiểu những tác động tiêu cực theo hướng tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam. Trong đó chú trọng các hiệp định với các nước lớn như

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,...theo hướng tập trung vào các nội dung liên quan đến hoạt

động đầu tư nước ngoài và ưu đãi thuế quan, cũng như ưu đãi khác của các nước cho

Việt Nam trong các hiệp định trên. Thêm vào đó, Việt Nam cũng cần tiếp tục thúc đẩy

thiết lập mới các hiệp định song phương, nâng cấp các hiệp định song phương hiện có với các nước theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn thế hệ mới (như hiệp định thương mại

Hoa Kỳ - Hàn Quốc mới, hiệp định thương mại Mỹ - Canada – Mexico (USMCA)...);

triển khai như hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA), hiệp định đối tác toàn

diện và tiến bộ xuyên châu Á – Thái Bình Dương (CPTPP).... Trong đó để đẩy mạnh

các hiệp định này, Việt Nam cần đề xuất trong ban điều phối triển khai hiệp định có sự

tham gia của các doanh nghiệp hai bên trong điều hành chính thức và trong các hoạt

động của Ban điều phối thực thi hiệp định. Hơn nữa, tiếp tục tận dụng, nâng cao vai trò, tham gia hoạt động của các hội, đoàn về xúc tiến đầu tư của các nước lớn như: Hội

đồng tư vấn Việt Nam – Hoa Kỳ, JICA (Nhật Bản),... để nghiên cứu, đề xuất cơ chế

hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa các

đối tác hai nước. Trong đó, Việt Nam chú trọng lấy ý kiến từ các tổ chức này trong

việc đưa ra chính sách thu hút và sử dụng FDI, nhất là các vấn đề liên quan đến doanh

nghiệp thuộc các tổ chức này. Ngoài ra, hỗ trợ các dự án FDI của các nước đã được

cấp phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách chính quyền chủ động đàm phán với phía đối tác để tìm và giải quyết sớm các vướng mắc gặp phải.

Thứ ba, củng cố niềm tin, kỳ vọng của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

vào chính sách và thực thi chính sách cho sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Kết luận tại chương 4 cho thấy, FDI có tác động qua lại đến biến động kinh tế vĩ mô, nếu tình trạng biến động vĩ mô thấp, ổn định sẽ tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam và ngược lại. Bên cạnh các kết quả cụ

thể của nền kinh tế, Việt Nam cần có biện pháp tuyên truyền phù hợp từ kết quả đó

tuyên truyền mà còn bằng những hành động tin cậy của Chính quyền và thực lực của nền kinh tế, do đó phải áp dụng đồng bộ các giải pháp: (1) thường xuyên tuyên truyền nhất quán về mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, coi đây là mục tiêu xuyên suốt, không thay đổi; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn trong và ngoài nước để tuyên truyền về môi trường đầu tư, kết quả thực hiện, giải pháp cho mục tiêu trên, trong các diễn đàn này, tiếp tục khẳng định nhất quán mục tiêu, lắng nghe ý kiến các chuyên gia và phản hồi kịp thời, tăng cường đối thoại để giải tỏa những thắc mắc của các nhà đầu tư; (2) tiếp tục thực hiện mạnh mẽ việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, đồng thời kết hợp chặt chẽ, nhất quán hai chính sách này

nhằm kiềm chế lạm phát, theo lạm phát mục tiêu, coi ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm

chế lạm phát ưu tiên hơn tăng trưởng kinh tế; tiếp tục thúc đẩy các kế hoạch dài và ngắn hạn, các giải pháp và chính sách đã có kết quả tích cực và loại bỏ, điều chỉnh

những giải pháp chưa hiệu quả; (3) Đề ra mục tiêu ưu tiên của các chính sách vĩ mô

trong ngắn hạn và chiến lược ưu tiên của chính sách cơ cấu kinh tế trong mô hình kinh

tếđể nhà đầu tư dễ dàng hoạch định kế hoạch đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)