Biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua chỉ số MII

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 62 - 68)

3.2. Tình hình biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam 1991 2017

3.2.2. Biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua chỉ số MII

Để đánh giá định lượng tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 -

2017, Luận án sử dụng công thức MII theo đề xuất của Ismihan và đồng sự (2002). Do kết quả nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2013) cho thấy kết quả tính tốn chỉ số bất

ổn kinh tế vĩ mơ tương tự nhau cả theo phương pháp đề xuất của Ismihan và đồng sự

(2002) và theo phương pháp do Jaramillo và Sancak (2007) đề xuất, do đó thể hiện bất

ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017, luận án chỉ sử dụng một cơng

thức là cơng thức tính MII do Ismihan và đồng sự (2002) đề xuất. Việc sử dụng tính

tốn biến động kinh tế vĩ mô theo công thức này căn cứ vào thực tế biến động của các

chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 1991 –

này được tổng hợp trong cơng thức tính MII do Ismihan và đồng sự (2002) đề xuất. Đồng thời, chỉ số trên đã được các nghiên cứu trước đó tính tốn với điều kiện tại Việt

Nam, cho kết quả được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên các nghiên cứu trước chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 1995 – 2011, do đó với việc tính tốn giai đoạn 1991 – 2017 sẽ bổ sung và khẳng định các kết quả trước đó rõ ràng hơn.

Theo phương pháp này, luận án sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ (It)

trong nghiên cứu này gồm: Tỷ lệ lạm phát (%); Nợ nước ngồi/GNP; tỷ giá hối đối (USD/VND); và thâm hụt ngân sách/GNP. Nguồn số liệu theo quý được lấy từ trang tin điện tử của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF-IFS).

Dựa trên số liệu và cơng thức tính tốn chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) được

thể hiện trong chương 2, luận án đưa ra kết quả tính chỉ số kinh tế vĩ mơ sau:

Hình 3.10. Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam gia đoạn 1991 - 2017 Bảng 3.6. Tỷ trọng các chỉ số thành phần trong MII (%) Bảng 3.6. Tỷ trọng các chỉ số thành phần trong MII (%)

Giai đoạn Lạm phát Tỷ giá hối

đối Nợ nước ngồi/GNP Thâm hụt ngân sách/GNP Tổng 1991-1994 6,66% 43,54% 34,58 % 15,22% 100% 1995-1998 14,84% 43,75% 14,27 % 27,14% 100% 1999-2000 18,64% 31,28% 7,14 % 42,94% 100% 2001-2006 23,27% 25,51% 1,83 % 49,39% 100% 2007-2013 41,16% 11,03% 1,62 % 46,19% 100% 2014-2017 24,94% 10,15% 1,29% 63,62% 100% Nguồn: tác giả tính tốn

Hình 3.10 và Bảng 3.6 cho thấy:

Giai đoạn 1991 – 1994 bị tác động của những bất ổn kinh tế vĩ mô giai đoạn

trước đó, tỷ lệ MII của Việt Nam giai đoạn này rất cao. Biến động mạnh của tỷ giá hối

đối cùng với nợ nước ngồi và thâm hụt ngân sách cao đã khiến tình hình kinh tế vĩ

mô của Việt Nam bất ổn giai đoạn này, tuy nhiên, mức độ bất ổn đang giảm dần.

Nguyên nhân chỉ số MII giảm dần là do cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Về yếu tố bên ngồi, việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ Trung Quốc năm 1991, tham gia với 3 định chế tài chính quốc tế lớn là WB, IMF và ADB năm 1993 và thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều đối tác lớn như với Hàn Quốc, Ấn Độ,... năm 1992, nhất là sự

kiện Hoa Kỳ bãi bỏ lệch cấm vận đối với Việt Nam năm 1994, giúp Việt Nam hội

nhập kinh tế thế giới. Đây là nguyên nhân để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, thu hút

đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp từ các đối tác trên thế giới. Thực tế, từ năm

1991 vốn FDI bắt đầu giải ngân, đồng thời từ năm 1993 Việt Nam nhận vốn ODA từ nước ngoài và mở rộng cho nguồn kiều hối về Việt Nam, điều này tạo nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, giảm áp lực lên bất ổn kinh tế vĩ mô. Về nguyên nhân bên trong,

Chính phủ cũng chấm dứt việc cung ứng tiền tệ cho bội chi ngân sách, đồng thời cải

cách thuế, sử dụng các công cụ như hạn mức tín dụng, áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách triết khấu, thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, áp dụng lãi suất theo trần – sàn nhằm quyết liệt kiềm chế lạm phát. Ngồi ra, Chính phủ sửa đổi các luật, quy định như Pháp lệnh ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng,... nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, kinh doanh nội địa.

Giai đoạn 1995 – 1998, ở năm 1995 chỉ số MII đang theo đà giảm do tác động

của giai đoạn trước, tuy nhiên chỉ số này lại tăng vọt vào năm 1996, 1997. Trong đó,

tỷ giá hối đối biến động và thâm hụt ngân sách là yếu tố chính gây ra bất ổn kinh tế vĩ

mô, trong khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp. Nguyên nhân của tình trạng này

được xác định chủ yếu do yếu tố bên ngồi trực tiếp là khủng hoảng tài chính tiền tệ

châu Á. Việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, năm 1997, Việt Nam tham gia APEC, tiếp tục mở rộng hội nhập quốc tế cho Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập quốc tế, các ảnh hưởng từ cú

sốc bên ngoài tác động đến kinh tế nhanh và rõ ràng hơn, đây chính là nguyên nhân

biến động tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán (thâm hụt) tác động đáng kể đến chỉ số

MII của Việt Nam. Ở các nhân tố bên ngồi khác, giai đoạn này nguồn vốn vào rịng

tiếp tục tăng lên, mặc dù tốc độ tăng có giảm so với trước, vốn FDI đăng ký tăng

nhưng tỷ lệ giải ngân thấp, vốn ODA tiếp tục tăng, độ mở của nền kinh tế không lớn.

Việt Nam. Đối với nhân tố bên trong, Chính phủ triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế cao. Do đó Chính phủ thực hiện các chính sách

tài khóa hiệu quả nhằm tăng thu, giảm chi, nhất là giảm chi khu vực hành chính để

tăng vốn cho khu vực cơng cộng, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, giảm

thâm hụt ngân sách. Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước đã áp dụng các

công cụ như hạn mức tín dụng; quy định dự trữ bắt buộc theo quyết định số

1991/1999/QĐ-NHNN1 năm 1997; tái cấp vốn; duy trì lãi suất trần, xóa bỏ lãi suất

sàn;... Những biện pháp này đã giúp hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó

với cú sốc bên ngồi do khủng hoảng tài chính khu vực.

Giai đoạn từ 1999 – 2000, tình hình kinh tế vĩ mơ Việt Nam tương đối ổn định,

mặc dù có sự tăng lên của năm 2000, tuy nhiên tình hình nhanh chóng được điều

chỉnh, từ 2001 – 2006, mức độ bất ổn kinh tế vĩ mơ giảm, thay vào đó ổn định kinh tế vĩ mơ tăng cao, nợ nước ngồi hầu như được khắc phục để không ảnh hưởng đến MII.

Mặc dù giai đoạn 2003 – 2006 có biến động, nhưng biến động bất ổn kinh tế vĩ

mô ở mức thấp, do đó về cơ bản đây là giai đoạn ít biến động kinh tế vĩ mô ở Việt

Nam. Các nhân tố tác động đến chỉ số MII trong cả hai giai đoạn này gồm: thâm hụt

ngân sách, tỷ giá hối đoái và lạm phát, yếu tố nợ nước ngồi hầu như khơng có tác

động lớn. Ngun nhân bên ngồi tạo ra ảnh hưởng tích cực đến kinh tế vĩ mơ của Việt

Nam là việc khủng hoảng tài chính khu vực chấm dứt, cơ bản nền kinh tế khu vực và thế giới phục hồi nhanh, các đối tác đầu tư và thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai

đoạn này là châu Á, do đó sự phục hồi này kéo theo tác động ổn định kinh tế vĩ mơ.

Thêm vào đó, việc Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định BTA năm 2000, có hiệu lực năm 2001 đã giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và nhiều thị trường

khác, đồng thời thu hút đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp nước ngồi, cung cấp vốn, cơng

nghệ, quản lý cho tăng trưởng kinh tế. Nhân tố bên trong tác động đến giai đoạn này thể hiện rõ nhất là tác động tích cực từ chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ của giai đoạn trước đó, ở giai đoạn này tạo hiệu ứng tích cực, lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao, các chỉ số khác được kiểm soát. Tuy nhiên giai đoạn này cũng

bộc lộ những hạn chế mà là nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô của giai đoạn sau.

Mặc dù lạm phát ở mức thấp, nhưng duy trì mức thấp này liên tục, thậm chí giảm phát

vào năm 2000, 2001 (lạm phát ở mức -1,71 và -0,43), trong khi tăng trưởng kinh tế

không cao ở giai đoạn trước đó, đã tạo áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ nhằm

kích thích tăng trưởng. Năm 2003, Ngân hàng nhà nước bắt đầu áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng và duy trì tình trạng mở rộng này ổn định trong thời gian dài thơng qua việc duy trì mức độ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, khiến cung tiền

liên tục tăng cao (cao nhất vào năm 2007), tăng trưởng tín dụng cũng ở mức cao liên tục. Tác động tích cực của việc này là kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng đây cũng là

nguyên nhân gây bất ổn ở giai đoạn sau, nhất là khi ở giai đoạn này tăng trưởng tín

dụng trong lĩnh vực bất động tăng lên.

Giai đoạn 2007 – 2013, bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam biến động lớn, tăng

nhanh hơn các giai đoạn trước, đỉnh điểm là năm 2008 và 2009. Các nhân tố như lạm

phát, thâm hụt ngân sách và biến động tỷ giá hối đối có tác động đến tình trạng bất ổn

này, trong đó lạm phát và thâm hụt ngân sách là hai nhân tố biến động mạnh nhất.

Ngun nhân bên ngồi chính gây ra tình trạng trên là sự tác động lớn của khủng

hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới bắt nguồn từ Hoa Kỳ năm 2008 và lan tỏa ra khắp thế giới, nhất là các đối tác kinh tế, thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ,

EU, Nhật Bản,... Tác động của cuộc khủng hoảng này được thấy rõ rệt nhất là thâm

hụt cán cân thương mại khi xuất khẩu hạn chế do các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU... gặp khó khăn. Thêm vào đó, việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 khiến thị trường khá mở cho hàng nhập khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh. Chênh lệnh giữa xuất khẩu - nhập khẩu hiện rõ khi cán cân thương mại là nhân tố chính trong giai đoạn này. Nguồn vốn vào ròng giai đoạn này tăng nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản, tài chính, tín dụng... Thực tế có hiện tượng đầu

cơ bất động sản của vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) giai đoạn này,

khiến giá bất động sản tăng lên đột ngột trong ngắn hạn, gây sức ép lên lạm phát.

Nguyên nhân bên trong gây ra tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mơ trong giai đoạn này được giải thích là do chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trước đó. Về chính sách tài

khóa, nhằm bám sát mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 từ 7,5-8%

thậm chí cao hơn, Chính phủ đã áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, tăng đầu tư

công và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước để trở thành đầu tàu kéo nền kinh tế,

nhất là các lĩnh vực trọng yếu. Tuy nhiên có những bất cập khi các doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn đầu tư cơng này khơng hiệu quả, sai mục đích, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Chi ngân sách tăng khó kiểm sốt, trong khi thu ngân sách còn nhiều kẽ hở khiến thất thu, nhất là thu trong các doanh nghiệp FDI. Về chính sách tiền tệ, q trình mở rộng chính sách tiền tệ giai đoạn trước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã tạo ra hệ lụy ở giai đoạn này khi cung tiền mở rộng, tăng trưởng tín dụng nhanh, nhất là vào các lĩnh vực phi sản xuất, có tính

đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản.... Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng cũng là hệ

lụy về an ninh ngân hàng, khiến gây áp lực lên lạm phát tăng nhanh chóng và biến động

của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, khi phát hiện bất ổn kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đưa ra

các chỉ số kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, tuy nhiên khi thấy có dấu hiện ổn định, Chính

phủ nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để kích thích tăng trưởng, khiến bất ổn kinh tế vĩ mô tăng trở lại. Điều này là sự kết hợp khơng hài hịa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, gây ra tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn này.

Đến giai đoạn 2014 – 2017, tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam tương đối ổn định hơn với chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô thấp, tuy nhiên chỉ số này không ổn định, tăng

giảm liên tục giữa các năm. Điều này cho thấy, mặc dù tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô

đã giảm nhưng chưa thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô để tạo sự ổn định bền

vững. Yếu tố lo ngại có thể tiềm ẩn nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô ở giai đoạn này là

thâm hụt ngân sách. Như vậy, thâm hụt ngân sách, chi nhiều hơn chi là yếu tố ảnh

hưởng xuyên suốt cả quá trình 1991- 2017. Các chỉ số như lạm phát, nợ nước ngồi, tỷ giá hối đối ở mức an toàn. Nguyên nhân bên ngoài tác động đến giai đoạn này là: (1) kinh tế thế giới phục hồi, nhiều nền kinh tế là thị trường lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... đã hồi phục, điều này thúc đẩy xuất khẩu và thu hút

đầu tư nước ngoài; (2) mức độ mở cửa, hội nhập kinh tế mạnh mẽ, cuối năm 2014,

Việt Nam hoàn thành đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, với Liên

minh Hải quan Nga-Belarusia-Kazakhstan. Quá trình đàm phán hiệp định TPP giữa

Việt Nam và 11 đối tác kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada..., hiệp định RCEP giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU,... tạo môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là năm 2015 Việt Nam kết thúc đàm phán TPP và FTA với EU, đồng thời

FTA Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 và cộng đồng Kinh tế

ASEAN (AEC) chính thức được thành lập từ ngày 31/12/2015. Vốn đầu tư nước ngồi rịng vào Việt Nam tiếp tục tăng lên với mức giải ngân ngày càng cao là yếu tố tích cực cho tăng trưởng kinh tế và giữ kinh tế ổn định. Nguyên nhân bên trong tạo ra sự

ổn định ở giai đoạn này là sự mạnh mẽ của Chính phủ nhằm thắt chặt chính sách tiền

tệ và chính sách tài khóa. Trong đó, về chính sách tài khóa, nhiệm vụ quan trọng là

tăng thu, giảm chi, cơ cấu lại các nguồn chi, nhất là thắt chặt chi tiêu công. Khoản chi

tiêu công được tái cơ cấu theo Chỉ thị số 1792/CT- TTg ngày 15/10/2011 về tăng

cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ hạn chế

chi tiêu công giai đoạn này. Chính phủ cũng hỗ trợ, miễn, giãn, giảm một số khoản

thuế để giúp doanh nghiệp hạn chế khó khăn, tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Đồng thời

kiểm sốt thất thu, có những biện pháp tăng thu để đảm bảo cân bằng thu - chi ngân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)