Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án ODA

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 34 - 37)

1.2.3 .ODA của UNFPA cho Việt Nam

1.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án ODA

Có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của dự án đó là: a. Tính hiệu suất.

Hiệu suất đó lường mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra cả đinh tính và định lượng. Đây là thuật ngữ kinh tế cho biết dự án ODA sử

dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất có thể ssạt được các kết quả mong muốn. Khi đánh giá hoặc theo dõi hiệu suất, cần xem xét các vấn đề sau:

- Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất hay khơng.

- Các kết quả và mục tiêu đạt đúng tiến độ đề ra hay không.

- Đầu tư có được thực hiện hiệu suất nhất so với các phương án khác hay khơng.

b. Tính hiệu quả

Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu của một hoạt động phát triển. Khi đánh giá hiệu quả của một dự án ODA, cần xem xét các vấn đề sau:

- Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt được hoặc có khả năng đạt được.

- Những nhân tố chính tác động đến việc đạt được hay khơng đạt được các kết quả và mục tiêu.

c. Tính tác động

Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ ý hay không chủ ý. Khái niệm này lien quan đến các tác động và hiệu ứng chính sách bắt nguồn từ hoạt động dựa trên các chỉ số xã hội, kinh tế, môi trường và cácchỉ số phát triển khác.Khi xem xét tác động phải dựa trên các kết quả đạt được do vơ tình hay hữu ý và phải tính đến tác động tích cực hay tiêu cực của các nhân tố bên ngoài như thay đổi các điều kiện thương mại và tài chính. Khi đánh giá tác động của một dự án ODA cần xem xét các vấn đề sau:

- Những gì đã xảy ra như một kết quả của dự án ODA

- Hoạt động đầu tư đã tạo ra những sự khác biệt thực sự nào đối với người thụ hưởng.

- Có bao nhiêu người chịu tác động của hoạt động đầu tư. d. Mức độ phù hợp.

Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của dự án ODA đối với các ưu tiên, chính sách của nhóm đối tượng, quốc gia đối với các nhà tài trợ. Khi đánh giá mức độ phù hợp cần xem xét các vấn đề sau:

- Mục tiêu và mục đích của dự án ODA có cịn phù hợp hay khơng và mức độ phù hợp đến đâu. Có nhất qn với các mục đích tổng thể và đạt được các mục tiêu của dự án không.

- Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của dự án ODA có nhất quán đối với các tác động và hiệu ứng dự kiến hay khơng.

e. Tính bền vững

Tính bền vững được xác định liệu các lợi ích của dự án ODA có khả năng tiếp tục được duy trì sau khi nguồn vốn của nhà tài trợ cho hoạt động đầu tư đã kết thúc. Dự án ODA cần đảm bảo tính bền vững về mơi trường và tài chính. Khi đánh giá tính bền vững của một dự án ODA cần xem xét các vấn đề sau:

- Mức độ duy trì các lợi ích của dự án ODA sau khi kết thúc.

- Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt được hay không đạt được tính bền vững của dự án.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ODA CỦA LIÊN HỢP QUỐC TẠI DỰ ÁN “HỖ TRỢ BỘ Y TẾ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020”

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)