3.2 .GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ODA TẠI DỰ ÁN
3.2.3. Đảm bảo cung cấp đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án
Dự án được thực hiện suôn sẻ, đúng kế hoạch hay không phụ thuộc vào tốc độ giải ngân cả vốn ODA và vốn đối ứng trong nước. Trong một cuộc họp dự án lãnh đạo UBND các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Long An, Hải Dương,
Hưng Yên, Đăk Lăk, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... đã đề xuất tăng cường thêm trang thiết bị cho các trụ sở dân số; sớm có chế độ với cán bộ chuyên trách dân số tuyến xã gắn bó lâu năm nhưng khơng đủ chuẩn về tuổi và trình độ để tuyển dụng cơng chức; tăng phụ cấp và thù lao cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số... Như vậy vấn đề đặt ra trong thời gian tới để có thể cung cấp đủ vốn thực hiện các dự án, cần thực hiện công tác kế
hoạch hóa nguồn vốn ODA một cách hợp lý và có hiệu quả, trên cơ sở thực hiện tốt các nội dung sau:
Khi xây dựng danh mục chương trình, dự án ODA, cần xác định ngay những lĩnh vực cần ưu tiên để lập kế hoạch vốn tương ứng, đảm bảo cho việc thực hiện dự án khi nhà tài trợ đồng ý tài trợ vốn ODA.
Khi xây dựng và ký kết điều ước quốc tế về ODA, phía Việt Nam cần xác định rõ ngay số vốn đối ứng trong nước là bao nhiêu, được đóng góp từ nguồn nào và dưới hình thức nào. Việc xác định rõ các yếu tố này sẽ hạn chế những khó khăn sau này trong việc rút vốn để phục vụ cho dự án, tránh trường hợp thiếu vốn đối ứng hoặc cấp vốn đối ứng không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Khi dự án được ký kết, cần lập kế hoạch bố trí vốn ODA và vốn đối ứng một cách vững chắc và phải đưa vào kế hoạch hàng năm, dựa trên cơ sở những căn cứ chính xác, đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc giải ngân vốn và đối phó được với những khó khăn phát sinh, cũng như khơng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.