Nhiệm vụ còn lại của dự án

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 82 - 84)

2.3.2 .Những vướng mắc tồn tại

3.1.1. Nhiệm vụ còn lại của dự án

3.1.1.1. Các mục tiêu cần thực hiện trong thời gian tới.

- Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020.

- Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức 105 - 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm 2025.

- Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai khơng an tồn: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020.

- Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên: Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và 75% vào năm 2020, Giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngồi ý muốn vào năm 2015 và giảm 50% vào năm 2020.

- Cải thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù (người di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người dân thuộc dân tộc có nguy cơ

suy thối về chất lượng giống nịi); đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người là nạn nhân của bạo lực vì lý do giới tính và trong trường hợp thảm họa, thiên tai.

- Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.

3.1.1.2. Một số hoạt động trọng tâm.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 2011-2014, xem xét các hoạt động còn đang tiến hành hoặc chưa tiến hành, cần phải thực hiện tốt các hoạt động sau:

 Nhóm hoạt động 1.4: Hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu tác nghiệp trong lĩnh vực nguồn nhân lực cho SKSS, LMAT để cung cấp các bằng chứng cho xây dựng và thực hiện các chính sách về nhân lực SKSS, LMAT.

 Nhóm hoạt động 3.4: Hỗ trợ BYT và các Hiệp hội chun mơn có liên quan tới SKSS trong việc:

i) TTVĐ nhằm tiến tới thành lập các Hội đồng chun mơn quốc gia trong đó có Hội đồng Điều dưỡng – Hộ sinh để tham gia vào quá trình đăng ký, hành nghề và thẩm định các chương trình đào tạo và thực hành của nhân lực y tế, trong đó có hộ sinh, đóng góp và nâng cao năng lực và đảm bảo chất lượng của dịch vụ CSSK; và

ii) Giám sát việc thực hiện “Chương trình hành động quốc gia tăng cường công tác Điều dưỡng – Hộ sinh giai đoạn từ nay đến 2020.

 Nhóm hoạt động 3.5: Hỗ trợ BYT và các SYT tỉnh tăng cường công tác lập kế hoạch năm để đảm bảo các ưu tiên quốc gia và tỉnh về DS, SKSS,

KHHGĐ, HIV và bạo lực giới được lồng ghép trong các kế hoạch này và có ngân sách triển khai thực hiện.

3.1.2.Cơ hội và thách thức tác động đến dự án thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)