Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 91 - 92)

3.2 .GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ODA TẠI DỰ ÁN

3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Không thể phủ nhận rằng chất lượng của cơng tác kế hoạch hóa nguồn vốn ODA càng cao thì việc cung cấp vốn cho các chương trình, dự án ODA càng thuận lợi, kịp thời, giúp cho các dự án được thực hiện đúng theo tiến độ đề ra nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ cán bộ.

Trong số các đối tượng thụ hưởng đầu tiên của dự án chính là các cán bộ họach định, các cán bộ chính sách, cán bộ y tế và các nhà quản lý ở tất cả các cấp.

Nguồn ODA của UNFPA cũng một phần được trích ra để trả lương, đào tạo cán bộ thực hiện chiến lược sao cho có hiệu quả và chất lượng. Dự án thực hiện từ năm 2011- 2020 bởi vậy con số bỏ ra cho vấn đề này không phải là nhỏ.

Yêu cầu cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là hợp lý, tuyển chọn đội ngũ nhân viên đầu vào tốt, như vậy dự án sẽ ngày càng bền vững, lâu dài. Những cán bộ được sử dụng và đào tạo trong dự án chính là một nguồn nhân lực quan trọng cho cả giai đoạn sau.

Mặc dù năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dự án đã được nâng cao lên nhiều so với trước đây nhờ các sự trợ giúp của UNFPA cũng như Liên Hiệp Quốc song Chính phủ cũng như địa phương vẫn cần chủ động trong việc bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ quản lý dự án vì nguồn lực con người vẫn luôn là nguồn lực quan trọng nhất trong việc đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng ODA. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

- Triển khai một cách thiết thực chương trình nâng cao năng lực tồn diện tập trung vào các kiến thức và kỹ năng: Xây dựng chính sách; Chuẩn bị dự án; Quản lý dự án; Quản lý rủi ro; Quản lý tài chính.

- Bố trí dịng ngân sách cho đào tạo và nâng cao năng lực ở các dự án. - Nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia tư vấn trong nước. Quy hoạch việc tham gia của tư vấn trong nước vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và đánh giá dự án ODA, phát triển các tổ chức tư vấn.

- Nâng cao năng lực kỹ thuật và chun mơn của đội ngũ tư vấn trong nước. Bố trí cán bộ có năng lực làm cơng tác tổng hợp, theo dõi dự án. Chủ động bố trí các nguồn lực cần thiết để định kỳ đánh giá tình hình thực hiện dự án.

Tóm lại, để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và ODA của UNFPA nói riêng ở nước ta thì cần nghiên cứu triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, có những giải pháp thuộc về chính sách kinh tế vĩ mơ, có những giải pháp thuộc cấp độ vi mô ở từng dự án.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)