Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 80 - 82)

2.3.2 .Những vướng mắc tồn tại

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Sau kết thúc mỗi giai đoạn dự án, việc tổng kết, tìm ra nguyên nhân xây dựng bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau của dự án là hết sức quan trọng. Những hạn chế trong quá trình thực hiện dự án chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

 1 Năng lực quản lý và thực hiện dự án ở các cấp địa phương còn hạn chế. Hạn chế về năng lực và trình độ thể hiện cả ở cấp quản lý dự án lẫn cấp cơ sở.

Với cấp quản lý dự án: Theo quy định hiện nay, phương thức quốc gia điều hành địi hỏi phía Việt Nam phải làm chủ và chịu trách nhiệm giải trình về dự án. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cán bộ Ban quản lý dự án phải có hiểu biết tốt về kỹ thuật, cơng nghệ, ngoại ngữ, khả năng phân tích,…Tuy nhiên, trên thực tế năng lực của ban quản lý còn yếu kém, nhiều bất cập thể hiện trong việc chuẩn bị nội dung dự án kỹ thuật, lúng túng trong việc triển khai thực hiện các khâu cơng việc của chu trình dự án.

Với cấp cơ sở, năng lực tiếp nhận cũng như ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng ODA từ UNFPA còn rất hạn chế. Trong thực tế nhiều dự án nâng cao năng lực, đặc biệt ở cấp cơ sở không mấy thành công chủ yếu do ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ cấp cơ sở cịn rất hạn chế. Thêm vào đó, việc thiếu tính chủ động cũng khiến cho nhiều dự án cấp cơ sở còn làm chậm tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cuối cùng. Ví dụ với 18 chương trình giai đoạn quý 2 năm 2012, chỉ có 16 dự án triển khai thành công. Một dự án không được triển khai do khơng khai thơng được vướng mắc phía địa phương và 1 dự án chậm trễ phải chờ hoàn thiện văn kiện.

 Quy trình thủ tục ODA xin cấp vốn được thực hiện theo HPPMG khá rườm rà và phức tạp, nhiều bước tiến hành, phải qua nhiều cơ quan thẩm định đánh giá để tiếp nhận vốn. Cụ thể, tất cả các hoạt động đều phải xin cấp vốn theo một quy trình chung tại mục 2.2 luận văn.

 Vốn đối ứng mà chính Phủ Việt Nam cam kết đôi khi chưa đáp ứng kịp nhu cầu và tiến trình của dự án, gây chậm trễ, kém hiệu quả trong quá trình thực hiện. Do nguồn vốn đối ứng được lấy từ ngân sách nhà nước cịn hạn hẹp nên q trình chi trả lương, đóng bảo hiểm, sửa chữa các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho dự án mà Chính phủ cam kết cịn chậm trễ, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

 Chưa có sự thống nhất giữa UNFPA và các cơ quan đồng thực hiện như Vụ SKBM-TE, cục quản lý Dược,…trong cùng một hoạt động dự án.

Do một hoạt động có thể có sự tham gia phối hợp của nhiều tổ chức nên tiến độ dự án sẽ phụ thuộc vào kết quả mà mỗi tổ chức thực hiện được.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ODA TẠI DỰ ÁN “HỖ TRỢ BỘ Y TẾ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ

VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020” 3.1.Nhiệm vụ còn lại của dự án và những thách thức trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vai trò của vốn ODA của quỹ dân số liên hợp quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)