2.3.2 .Những vướng mắc tồn tại
2.3.2.3. Dự án không phù hợp với nhu cầu và thực trạng của địa
Hạn chế này hay gặp phải với trường hợp các chương trình có liên quan tới đồng bào dân tộc thiểu số. Trong chương trình hỗ trợ của mình, UNFPA đã khởi xướng nhiều chương trình tăng cường năng lực cho cán bộ tại vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu quả cho việc xây dựng chính sách phát triển dân tộc thiểu số. Song do thiếu những thông tin về thực tiễn kinh tế- xã hội- văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng như hạn chế về số lượng và khả năng tiếp cận nguồn số liệu định lượng mà việc xây dựng và triển khai dự án từ năm 2012 không đem lại kết quả nào rõ rệt. Sự thiếu thốn về thông tin và hạn chế về kiến thức, kỹ năng của cán bộ cơ sở về những là một trở ngại lớn khiến nhiều chương trình cũng rơi vào tình trạng tương tự.
2.3.2.4.Một số đơn vị cơ quan chủ quản thực hiện dự án chưa thực hiện đúng chỉ tiêu kế hoạch, số tiền chi ra vượt kế hoạch, gây chậm trễ ở một số khâu xin cấp thêm vốn, giải ngân vốn để thực hiện tiếp chương trình.
Phát sinh thêm một số chương trình và khó khăn vượt ngồi dự kiến, yêu cầu phải có sự giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Việc phân bổ nguồn vốn ODA là chưa đồng đều, chưa bám sát vào thực tế để cam kết phân bổ, dẫn đến trong q trình thực hiện có một số đơn vị thiếu vốn cịn một số đơn vị thừa vốn. Như vậy đơn vị thiếu vốn sẽ phải tiếp tục xin cấp thêm vốn để đuổi kịp tiến trình dự án. Việc chuyển các nguồn vốn từ đơn vị này sang đơn vị khác ban đầu cịn gặp nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà, phức tạp và chưa linh hoạt.
Vốn đối ứng của Chính phủ cam kết cấp vốn kết hợp chặt chẽ với ODA của UNFPA sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn, tuy nhiên việc cung cấp vốn đối ứng cùng các trang thiết bị phục vụ cho dự án còn chưa được phối hợp chặt chẽ với vốn ODA, làm cho dự án không được thông suốt.