1.2.3 .ODA của UNFPA cho Việt Nam
2.1 .GIỚI THIỆU DỰ ÁN
2.1.5. Lý do lựa chọn UNFPA là đơn vị của Liên Hợp Quốc thực hiện hỗ
trợ dự án:
Dự án do UNFPA tài trợ có hỗ trợ kỹ thuật và nguồn viện trợ khơng hồn lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng về DS- SKSS Việt Nam.
Chu kỳ hỗ trợ của UNFPA tương thích và hài hịa với các kế hoạch và ngân sách của Bộ Y tế về DS- SKSS.
Hình thức Quốc gia điều hành do UNFPA áp dụng tạo điều kiện cho tính làm chủ, cùng với cơ chế phân cấp của chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho BYT thực hiện dự án một cách hiệu quả. là cơ chế áp dụng khi cơ quan hoặc tổ chức của quốc gia trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện tồn bộ hay một phần chương trình, dự án do LHQ hỗ trợ kể cả việc huy động các đầu vào cần thiết và sử dụng các đầu vào để thực hiện các kết quả đề ra trong kế hoạch công tác được phê duyệt. Theo đó, cơ quan hoặc tổ chức quốc gia này chịu trách nhiệm giải trình trước cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về kết quả các hoạt động được phân giao và về việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực được cung cấp.
UNFPA là tổ chức Liên Hợp Quốc có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số, SKSS, KHHGD và giới. UNFPA có lợi thế so sánh khi hỗ trợ Bộ Y tế giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề chính về SKSS, SKTD, và Giới cho mục đích xây dựng và triển khai chính sách phù hợp.
Các lĩnh vực hỗ trợ của dự án này phù hợp với định hướng ưu tiên của UNFPA tại Việt Nam trong những năm tới, góp phần giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ trong năm 2020.
UNFPA có lợi thế là có thể làm việc với Chính Phủ trong các vấn đề phát triển, trong việc lập quan hệ đối tác, thiết lập diễn đàn giữa các đối tác phát triển và ủng hộ phối kết hợp, điều phối đa ngành. Đặc biệt UNFPA có vai trị đặc biệt đối với các vấn đề đan xen địi hỏi có sự hỗ trợ kỹ thuật nhiều.
2.1.6. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của UNFPA và khả năng đáp ứng các điều kiện này từ phía Việt Nam.
- Dự án sẽ thực hiện theo quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam- Liên Hợp Quốc và các quy đinh hiện hành của chính phủ về quản lý ODA.
- UNFPA yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan đồng thực hiện dự án tăng cường việc bố trí nhân sự đủ năng lực và vốn đối ứng để hỗ trợ quản lý và thực hiện các hoạt động dự án, nhằm bổ sung thêm tiền viện trợ cho các hoạt động chuyên môn.
- Cách tiếp cận của UNFPA đề xuất cho các can thiệp trong dự án này sẽ được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, quyền con người, các nguyên tắc về bình đẳng và phù hợp với văn hóa của Việt Nam.
- Các hỗ trợ trong dự án chỉ tập trung vào các vấn đề nội dung và chuyên môn của các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách dân số và y tế được các cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
- Các điều kiện nêu trên đều phù hợp với thông lệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức LHQ và đáp ứng các yêu cầu quản lý ODA của Chính Phủ Việt Nam.