Một số giải pháp đề xuất để nâng cao khả năng phát triển Đô thị sinh thá

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 112 - 119)

6. Nội dung luận văn

3.4. Một số giải pháp đề xuất để nâng cao khả năng phát triển Đô thị sinh thá

thái tại Việt Nam

Từ những tồn tại và khó khăn, từ những cơ hội và thách thức trong việc áp dụng Mô hình ĐTST vào Việt Nam cho thấy Việt Nam cần phải có những cơ chế, chính sách hợp lý, hiệu quả trong chiến lược phát triển đô thị nhằm tạo điều kiện và động lực để phát triển đô thị bền vững cũng như phát triển đất nước bền vững. Một số giải pháp để nâng cao khả năng áp dụng ĐTST vào Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý về ĐTST như khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây dựng ĐTST. Tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, tuy nhiên từ nhận thức đến thực tiễn vẫn còn khoảng cách khá xa. Để rút ngắn khoảng cách đó cần có sự chỉ đạo sát sao hơn của Chính phủ và biểu hiện cụ thể là hệ thống văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể từ chức năng nhiệm vụ của các cấp chính quyền đến công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cần thường xuyên cập nhật phù hợp với thực tế. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản pháp luật là cơ sở để xây dựng giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình phát triển đô thị. Vì vậy, xây dựng một định nghĩa chính thống về ĐTST và những tiêu chí cụ thể là nội dung quan trọng để hình thành và phát triển ĐTST ở Việt Nam.

Thứ hai, lồng ghép các loại quy hoạch trong quy hoạch đô thị. Để xây dựng, phát triển đô thị Việt Nam gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, mỗi đô thị chỉ nên có một quy hoạch: “Quy hoạch đô thị”. Yêu cầu cơ bản của quy hoạch này là lồng ghép tất cả các loại quy hoạch một cách khoa học, tạo nên sự thống nhất trong phát triển đô thị.

Thực tế tại các đô thị của nước ta cho thấy việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch riêng lẻ gặp rất nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu tính đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các loại quy hoạch gây ra sự chồng chéo giữa các quy hoạch. Để khắc phục những bất cập đó một số quy hoạch thuộc các lĩnh vực cụ thể đã chuyển từ việc xây dựng độc lập sang sự lồng ghép như việc áp dụng song hành giữa quy hoạch đô thị và quản lý môi trường đang được xây dựng thí điểm ở Hội An [23].

Việc xây dựng “Quy hoạch đô thị” với nội dung lồng ghép đầy đủ các loại quy hoạch các ngành, các lĩnh vực, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị là rất cần thiết vì chỉ có như vậy đô thị mới có thể phát triển được đồng bộ và toàn diện.

Thứ ba, mỗi thành phố nên xây dựng một cơ quan nhà nước độc lập, chuyên trách trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. Cơ quan này sẽ đóng vai trò là cơ quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển đô thị cũng như có trách nhiệm thực hiện và giám sát các quy hoạch đô thị. Việc xây dựng cơ quan chuyên trách này giúp xây dựng và thực hiện các quy hoạch được tốt hơn, cũng như việc đảm bảo tính liên tục và nhất quán trong quy trình quy hoạch, cái mà vượt ra khỏi phạm vi của các nhiệm kỳ lãnh đạo. Việc xây dựng một cơ quan độc lập quản lý quy hoạch đô thị cũng đã được nhắc tới ở chương II – mục 2.5 như một bài học kinh nghiệm, cụ thể là bài học của Curitiba.

Thứ tư, phát triển phải có sự tham gia người dân và doanh nghiệp. Người dân là thành phần chính của đô thị còn doanh nghiệp là động lực chính của tăng trưởng kinh tế đô thị. Vì vậy, để quy hoạch đô thị thành công cần phải có sự đồng thuận của tất cả các bền liên quan là người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Để người dân tự nguyện tham gia vào các hoạt động quy hoạch đô thị, cần giúp người dân hiểu rõ mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống tốt và quy hoạch đô thị tốt. Để đạt được điều này, người dân cần được khuyến khích tham gia vào công tác quy hoạch. Phải công khai cho người dân biết được, người dân cùng bàn bạc, tham gia vào công tác quy hoạch.

Thứ năm, xây dựng những chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp môi trường (xử lý chất thải, tái chế chất thải) và ngành công nghệ cao như việc giảm/miễn thuế, ưu đãi vốn vay phát triển, v.v… cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không những tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế xã hội mà còn giúp giải quyết những vấn đề môi trường liên quan đến rác thải ngày càng trở nên trầm trọng, giúp tái sinh nền kinh tế theo hướng bền vững về kinh tế và bền vững về môi trường.

Thứ sáu, các thành phố cần nắm bắt được cơ hội xây dựng ĐTST từ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Như đã phân tích ở mục 3.3.3, giải pháp xây dựng ĐTST đang nhận được nhiều sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế như các tổ chức phi chính phủ. Đây chính là cơ hội để các thành phố của nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia quốc tế về vấn đề này cũng như nhận được sự trợ giúp về nguồn lực tài chính cho quá trình xây dựng đô thị.

KẾT LUẬN

Đô thị sinh thái đang là một xu hướng phát triển trong tương lai và đã được triển khai thành công ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Brazil, Singapore, v.v... Tuy nhiên, không có mô hình ĐTST nào có thể áp dụng triệt để ở tất cả các quốc gia. Việc áp dụng mô hình nào là hợp lý phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của từng vùng. Mục tiêu phát triển ĐTST về cơ bản là tạo ra sự kết nối giữa các giải pháp quy hoạch đô thị để giải quyết các vấn nạn đô thị một cách tổng thể và toàn diện, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, là giải pháp để phát triển đô thị bền vững.

Phát triển đô thị theo hướng ĐTST (đô thị bền vững) cũng là xu hướng phát triển của Việt Nam. Trong Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012- 2020 đã xác định: phát triển đô thị bền vững là mục tiêu phát triển của Việt Nam. Là một nước đi sau trong quá trình xây dựng ĐTST nên Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các nước trong quá trình xây dựng ĐTST. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những cơ sở pháp luật ban đầu cho việc hình thành và phát triển thành công ĐTST trong tương lai, các đô thị của Việt Nam có những nét tương đồng với các đô thị trên thế giới, hay việc xây dựng thí điểm ĐTST ở Hội An, v.v… Tuy nhiên để nâng cao khả năng phát triển ĐTST, Việt Nam cần phải thực hiện một số hoạt động như: hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý (khái niệm, tiêu chí xây dựng ĐTST), lồng ghép các loại quy hoạch trong quy hoạch đô thị, cũng như việc mỗi thành phố cần xây dựng một cơ quan chuyên trách về quy hoạch đô thị, hay khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quy hoạch của thành phố, v.v…

Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm thế giới về xây dựng ĐTST cũng như phân tích khả năng áp dụng mô hình này vào Việt Nam, Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển đô thị và đô thị sinh thái.

- Phân tích kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng Mô hình ĐTST.

- Phân tích hiện trạng phát triển đô thị của Việt Nam.

- Thông qua phương pháp SWOT quá trình phát triển đô thị, Luận văn đánh giá khả năng phát triển ĐTST ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng phát triển ĐTST ở Việt Nam.

Kết quả phân tích cho thấy việc phát triển Mô hình ĐTST ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi và sẽ là xu hướng phát triển của đô thị hướng tới phát triển một xã hội bền vững.

Trong tương lai, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu và đề xuất một MH ĐTST phù hợp với một thành phố cụ thể của Việt Nam.

Do điều kiện thời gian cũng như việc tiếp cận các nguồn thông tin và trình độ nghiên cứu có hạn nên những nội dung của Luận văn chắc hẳn sẽ không tránh được những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo cũng như góp ý của bạn đọc để Luận văn đạt chất lượng tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Lê Huy Bá (2011), "Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam",

http://ashui.com/mag/index.php/chuyenmuc/quyhoachdothi/68- quyhoachdothi/4945-do-thi-sinh-thai-trong-phat-trien-do-thi-viet-nam.html

2. Lê Huy Bá (2011), "Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam", Tạp chí

Quy hoạch đô thị (5), 63-66.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), "Symbio City, mô hình của Thuỵ Điển cho phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam",

http://vea.gov.vn/vn.

4. Nguyễn Văn Cừ, Đào Duy Huân (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình

tăng trưởng kinh tế thành phố hồ chí minh và việt nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM.

5. Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP

ngày 07 tháng 5 năm 2009 về Phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị. 6. Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh

giá mức độ đô thị hoá nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt nam đến năm 2010, lấy Hà Nội làm ví dụ, Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hạnh (2012), "Xây dựng đô thị sinh thái: Lộ trình rất dài",

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kien-truc-quy-hoach/xay-dung-do- thi-sinh-thai-lo-trinh-rat-dai.html

8. Nguyễn Ngọc Hiếu (2012), "Kinh nghiệm quốc tế trong cải tạo đô thị cũ", Tạp

chí Quy hoạch đô thị (24), 90-91.

9. Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2002), Giáo trình Kinh tế đô thị, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Giáo trình Quản lý đô thị, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế đô thị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

của các đô thị Việt Nam", Tạp chí Quy hoạch đô thị (12), 73-77.

13. Trần Quang Phú (2011), Nghiên cứu sử dụng đất trong phát triển giao thông

đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Giao thông vận tải, Hà

Nội.

14. Ngô Huy Quỳnh (1997), Quy hoạch cải tạo xây dựng đô thị, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Thái (2012), "Đô thị Việt Nam, toàn cầu hoá hay phát triển bền vững?", Tạp chí Quy hoạch đô thị (24), 71-77.

16. Thành phố Hội An (2011), Báo cáo tổng kết về xử lý chất thải rắn ở Hội An

năm 2011.

17. Thành phố Hội An (2011), "Tổng quan về Hội An" http://hoian.gov.vn/index.php?

option=com_content&view=article&id=163&Itemid=126.

18. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý luận và

kinh nghiệm của thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định của thủ tướng chính phủ

số 432/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

21. Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định của thủ tướng chính phủ

số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 về Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

22. Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định của thủ tướng chính phủ

số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 về Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.

23. Unido (2012), Hướng tới tăng trưởng xanh - Phát triển công nghiệp xanh tại

Việt Nam, Unido. 24. Wikipedia, "Curitiba",

http://vi.wikipedia.org/wiki/Curitiba

25. Wikipedia, "Singapore",

http://vi.wikipedia.org/wiki/Singapore

26. World Bank (2012), Bản tóm tắt thông tin đô thị Việt Nam số 3, World Bank.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

28. APEC (2011), Concept of the Low Carbon Town in the APEC Region, APEC.

29. Global Environment Centre Foundation (2005), Eco Towns in Japan, Japan.

30. Miyahara (2007), Zero emissions and Eco Town in Kawasaki, Japan.

31. Urban Ecology Australia (2010), "Eco towns", http://www.urbanecology.org.au/

32. Urban Ecology (2010), "Ecologycal Cities",

http://www.urbanecology.org.au/topics/ecologicalcities.html

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w