Mô hình Đô thị sinh thái Kawasaki

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 60 - 65)

6. Nội dung luận văn

2.2.2.Mô hình Đô thị sinh thái Kawasaki

Đặc điểm của mô hình

Phạm vi hoạt động: được mở rộng cho hệ công nghiệp bao gồm một (hoặc nhiều) khu công nghiệp (KCN) với các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư, người tiêu dùng sống trong cùng một khu đô thị.

Mục tiêu xây dựng Mô hình ĐTST Kawasaki: Dựa trên nguyên lý “không phát thải” (zero emission), thành phố nhắm vào mục đích tái chế chất thải trong ngành công nghiệp hoặc trong các hộ gia đình và tái sử dụng nó trong một lĩnh vực khác như nguyên liệu đầu vào.

• Về môi trường: phát triển công nghiệp và khu dân cư một cách thân thiện với môi trường thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường. Tư tưởng này hướng tới giảm những tác động môi trường của các cơ sở sản xuất với mục tiêu xây dựng một khu công nghiệp không phát thải. Các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và sinh hoạt của người dân được phối hợp một cách hài hoà nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý nhất, tăng cường hoạt động tái chế, tái sử dụng và trao đổi nguyên vật liệu giữa các cơ sở sản xuất với nhau, với khu dân cư và môi trường xung quanh nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên trong từng thành phần của ĐTST. Việc tổ chức sử dụng hợp lý đất và không gian của các cơ sở sản xuất, các khu dân cư và tổ chức, mối quan hệ giữa các khu vừa tạo điều kiện tối ưu hoá các hoạt động đô thị của người dân và các hoạt động liên quan đến sản xuất (kể cả các hoạt động sinh hoạt của người tham gia sản xuất) theo hướng thân thiện với môi trường.

• Về kinh tế: phát triển kinh tế ở mức cao nhất có thể.

• Về xã hội: hình thành một nơi thu hút mọi người đến sống và làm việc với cơ sở hạ tầng có chất lượng và môi trường xanh.

Các hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải, tối ưu hoá sử dụng nguồn tài nguyên, thu hồi, tái sử dụng, tái chế và trao đổi chất thải không chỉ ở quy mô một khu công nghiệp với khu vực lân cận mà được mở rộng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa bằng cách thiết lập hệ thống tái chế thông qua sự cộng tác giữa (các) KCN, chính quyền thành phố và người tiêu dùng.

Phương pháp tiếp cận: tiếp cận theo hướng "cộng sinh công nghiệp" (industrial symbiosis). Quan hệ "cộng sinh" giữa KCN, cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN và khu dân cư xung quanh là nhân tố thúc đẩy sự hình thành của ĐTST. Các hình thức "cộng sinh" giữa KCN và cơ sở sản xuất trong KCN với khu dân cư

xung quanh có thể kể đến bao gồm:

•Cộng sinh công nghiệp được hình thành từ hoạt động trao đổi vật chất (nguyên vật liệu, năng lượng và chất thải) giữa KCN và cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN và với khu dân cư xung quanh.

•Cùng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và chất lượng môi trường. Một trong những mục tiêu cần đạt nhất của Mô hình ĐTST là tạo môi trường sống có chất lượng cho người dân trong KCN và tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động trong KCN. Do đó, một trong những hoạt động cần có đối với ĐTST là các chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong KCN và cho người dân trong khu dân cư. Các hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng được các cơ sở sản xuất trong KCN thực hiện cần được thông báo đến người dân qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các hoạt động bảo vệ môi trường trong khu dân cư có được sự hỗ trợ từ KCN.

Nội dung Mô hình ĐTST Kawasaki

Dựa trên những điều kiện của thành phố, ĐTST Kawasaki thực hiện 4 bước phát triển:

(1) Bước đầu tiên là tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất. Toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi ĐTST đều phải nỗ lực giảm tối đa những tác động xấu đến môi trường bao gồm một chuỗi các hoạt động từ khâu đầu vào cho đến quá trình sản xuất và khâu phân phối sản phẩm;

(2) Bước thứ hai là tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp thông qua sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất. Với mục đích này, thành phố Kawasaki đưa ra những mục tiêu hướng đến môi trường và ban hành những quy định bắt buộc về môi trường đối với các cơ sở sản xuất. Tư tưởng chủ yếu cho những giải pháp bảo vệ môi trường ở cấp độ giữa các cơ sở sản xuất là đạt được mục tiêu xây dựng "Khu công nghiệp phát thải bằng không Kawasaki". Khu công nghiệp này có chứng chỉ của các ngành tương đương với ISO14000 (bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường) và những nỗ lực trong tái chế và tiêu thụ những sản phẩm tái chế;

cho khu công nghiệp và dân cư theo hướng cộng sinh vì môi trường;

(4) Mục đích của bước thứ 4 là trở thành cầu nối, chuyển giao các kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề môi trường cho các nước khác trong châu lục và thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

Mô hình ĐTST Kawasaki tập trung triển khai các phương pháp tuần hoàn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng, đối phó với biến đổi khí hậu.

Ở thành phố Kawasaki, nhiều doanh nghiệp lớn nằm dọc theo khu vực ven biển và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nằm sâu trong nội địa. Vốn là đất trồng trọt, khu vực nội địa chuyển thành vùng bao gồm cả dân cư và công nghiệp. Vì vậy, thành phố Kawasaki phải giải quyết sự gia tăng tiếng ồn, giao thông và ô nhiễm từ các công ty này. Thành phố Kawasaki bắt đầu thực hiện "Khái niệm cơ bản cho dự án thành phố hài hoà với môi trường Kawasaki" vào năm 1998. Thành phố lần đầu tiên thực hiện mục tiêu bằng việc mời các công ty thuộc các ngành công nghiệp được thành phố lựa chọn xây dựng lên "Khu công nghiệp không phát thải Kawasaki".

Khu công nghiệp không phát thải Kawasaki:

Khu công nghiệp không phát thải Kawasaki được thiết kế là một phần của kế hoạch xây dựng ĐTST Kawasaki. Đây là một khu công nghiệp kiểu mới với những nỗ lực giảm bớt lượng vật liệu và rác thải từ các hoạt động công nghiệp xuống mức hạn chế nhất có thể, song song với đó là tiết kiệm tiền chi cho môi trường thông qua tái sử dụng và tái tạo nguồn đầu vào và tận dụng sự chuyển động của năng lượng.

Đến tháng 10 năm 2004, khu công nghiệp ở Kawasaki có 15 công ty (bao gồm các công ty luyện kim, sản xuất giấy, mạ kim loại, ép nén kim loại, dập nổi). Các công ty này đã liên kết với nhau điều hành Hiệp hội khu công nghiệp không phát thải Kawasaki [29] [30]. Các công ty muốn có mặt trong khu công nghiệp này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

(1) Mỗi doanh nghiệp tham gia buộc phải có các chính sách môi trường cơ bản của riêng mình, và đồng ý với mục tiêu chung của KCN.

lượng rác đáp ứng với tiêu chuẩn môi trường.

(3) Mỗi doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề về môi trường hiệu quả thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp khác trong KCN.

(4) Mỗi doanh nghiệp trong KCN phải tiếp nhận các nhân tố thuộc về môi trường trong quá trình sản xuất (hình thành một KCN) nếu có thể thông qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

Rác thải được vận chuyển từ những nơi khác về các công ty tái chế trong thành phố, sau đó các sản phẩm được tạo ra từ quá trình tái chế lại được bán đi mọi nơi. Dòng luân chuyển vật liệu giữa các doanh nghiệp trong ĐTST Kawasaki đã và đang được phát triển. Công ty hoá chất Showa - Denko cung cấp amoniac cho các công ty xung quanh, công ty sản xuất giấy Corelex cung cấp tro đốt được tạo ra trong quá trình sản xuất giấy vệ sinh cho các công ty xi măng như là một nguyên liệu của xi măng. Đồng thời, công ty Corelex lại sử dụng điện dư thừa của công ty sản xuất thép NKK và nước tái chế được sử dụng trong một nhà máy xử lý nước thải vào trong quá trình sản xuất. Nihon Yakin sử dụng các vật liệu tạo ra bởi công ty thép NKK trong quá trình tái chế thiết bị điện như nguyên liệu hợp kim đặc biệt v.v... Những ví dụ trên cho thấy, sự cộng sinh công nghiệp đang được tiến hành trong ĐTST Kawasaki.

Để xây dựng thành công Mô hình ĐTST, thành phố còn xây dựng những dự án nhằm kêu gọi người dân, tổ chức kinh tế khác có những đóng góp để bảo vệ môi trường. Những dự án về bảo vệ môi trường trong cộng đồng được bắt đầu với những nỗ lực trong các trường học. Dự án chính là việc cài đặt một thiết bị tiết kiệm năng lượng, như việc lắp đặt thiết bị hiện thị số lượng điện năng tiêu thụ điện tại mỗi trường và để giáo viên và học sinh biết họ đã tiết kiệm được bao nhiêu điện. Có tất cả 38 trường tiểu học và trung học cơ sở tại Kawasaki cài đặt thiết bị này vào năm 2000, dự án này tiếp tục đựơc lan rộng trong cả nước. Không chỉ tham gia vào chương trình tiết kiệm năng lượng, các tổ chức ở đây còn tự nguyện tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường khác [29], [30].

các dự án như: "Hiệp hội môi trường và xã hội Nhật Bản cho thế kỉ 21" với mục tiêu giúp người dân nhận thức được rằng các vấn đề môi trường có liên kết chặt chẽ với hoạt động của con người như kinh tế, xã hội, văn hoá và lối sống, "Hãy suy nghĩ về vấn đề phát thải", "Nhật Bản với sự bền vững" v.v...

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 60 - 65)