Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 96 - 102)

6. Nội dung luận văn

3.3.1. Những điểm mạnh

Thứ nhất, Việt Nam đã có những nền tảng cơ bản về mặt pháp luật cho việc xây dựng ĐTST như: Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005; các nghị định, thông tư, quyết định liên quan đến quản lý chất thải (như Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về quản lý nước thải, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, Nghị định số 173/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn v.v…) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.

Những văn bản pháp luật này liên quan đến các vấn đề: “bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, “giảm phát sinh chất thải, giảm khí gây hiệu ứng nhà kính”, “tăng cường sử dụng, thu hồi, tái chế chất thải”, “tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng”, “phát triển thân thiện với môi trường”. Mặc dù những nội dung này không được đề cập là những biện pháp giúp xây dựng Mô hình ĐTST nhưng việc thực thi những yêu cầu này đã hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động “tiết

kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng”, “giảm phát sinh chất thải tại nguồn”, “thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải”, “trao đổi chất thải”, “phát triển thân thiện với môi trường, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe cộng đồng”. Đây chính là những yếu tố cần thiết, đặc trưng và định hướng cho quá trình hình thành và phát triển ĐTST của Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam đã có địa điểm thí điểm để trình diễn, hiện thực hóa ý tưởng về xây dựng ĐTST. Đó là việc xây dựng thí điểm Mô hình ĐTST đang được thực hiện ở Hội An dưới sự hỗ trợ của UNIDO trong chương trình Công nghiệp Xanh hợp phần Đô thị sinh thái (hộp 3.2). Việc xây dựng ĐTST ở Hội An sau khi hoàn thành sẽ là một bài học kinh nghiệm rất hữu ích, một mô hình mẫu để các thành phố khác trong cả nước học tập và rút kinh nghiệm, cũng như tạo ra sự lan tỏa trong tiến trình xây dựng đô thị của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Hộp 3.2. Mô hình Đô thị sinh thái được thực hiện thí điểm tại Hội An

Thành phố Hội An nằm trên dải ven biển miền Trung thuộc tỉnh Quảng nam, vừa có tên trong danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Phương pháp tiếp cận: quy hoạch đô thị dựa trên định hướng của chính quyển địa phương, hưởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô trong việc giải quyết các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu trong những ngành chủ chốt, đồng thời cân đối phát triển kinh doanh với phát triển cộng đồng, tăng cơ hội thu nhập và việc làm, nhất là trong các hệ thống khách sạn và các làng thủ công mỹ nghệ.

Quá trình xây dựng ĐTST Hội An được xác định là việc áp dụng những kinh nghiệm môi trường tốt nhất vào việc cung ứng dịch vụ cho cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời cố gắng khép kín chu trình sử dụng nguyên vật liệu và các nguồn tài nguyên có liên quan. Các công cụ quy hoạch đô thị và quản lý môi trường được áp dụng song hành để đạt được tính đồng vận trong việc sử dụng tài nguyên và hiệu suất sử dụng tài nguyên, quản lý môi trường, phát triển công nghiệp và kinh tế, và xây dựng một môi trường lành mạnh cho người dân. Ở cấp độ thành phố, các ngành

công nghiệp xanh cung ứng những dịch vụ môi trường cần có để cải thiện cuộc sống cho người dân như dịch vụ vệ sinh, quản lý chất thải, sử dụng năng lượng hiệu quả, và năng lượng tái tạo. Tương tự như vậy, các ngành công nghiệp trong thành phố sẽ sử dụng tài nguyên hiệu quả và gây ô nhiễm ít hơn. Trong khi ở cấp độ doanh nghiệp, năng suất sử dụng tài nguyên được cải tiến và cường độ gây ô nhiễm được giảm thiểu nhờ có các biện pháp nội vi của doanh nghiệp.

Các giải pháp được đề xuất nhằm xây dựng ĐTST Hội An bao gồm: (1). Cải thiện chất lượng môi trường

Thông qua các biện pháp về quản lý chất thải, quản lý tài nguyên và năng lượng như: thi hành luật nghiêm ngặt để chấm dứt tình trạng thải rác bừa bãi, thay đổi hành vi người dân để giảm lượng chất thải và phân tách chất thải tại nguồn, thi hành quy định về thu phí ở tất cả các nhóm đối tượng sử dụng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng xử lý nước thải và xây dựng năng lực liên quan, v.v….

(2) Xanh hóa hệ thống khách sạn tại Hội An

Dự án xây dựng ĐTST đã đề xuất rất nhiều giải pháp để cả người kinh doanh và thành phố đều có lợi đó là việc áp dụng “Sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn” (RECP). Ví dụ như: định kỳ điều chỉnh lại điện áp cung cấp để giảm tổn hao điện cho khách sạn, đặt nhiệt độ mặc định điều hòa ở mức cao hơn hay việc lắp các bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời v.v…

(3) Xanh hóa các Làng nghề Thủ công mỹ nghệ ở Hội An.

Dự án xây dựng ĐTST Hội An đã thực hiện thí điểm RECP ở 2 làng nghề làm bún tươi và làm đèn lồng.

Giải pháp đối với các hộ làm đèn lồng: sử dụng giá đỡ khi cắt tre để công việc nhanh hơn, an toàn hơn và tạo ra ít chất thải đồng thời tiết kiệm được thời gian và lượng điện tiêu thụ hay việc lắp đặt một buồng sấy khép kín có hệ thống thông hơi ở trên cao để thải hơi và khói ra ngoài, có thể tiết kiệm được nhiên liệu và khói không thoát ra khu vực làm việc, v.v…

tốt hơn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và sức khỏe người lao động, sử dụng nước thải thay cho nước ngầm chưa qua sử lý để đảm bảo an toàn thực phẩm, cũng như lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

Nguồn: Hướng tới tăng trưởng xanh – Phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam – Unido (2012).

Thứ ba, các đô thị của Việt Nam có những nét tương đồng với các thành phố

trên thế giới, vì vậy các đô thị của Việt Nam có thể áp dụng mô hình ĐTST của các thành phố đó vào quá trình xây dựng đô thị.

Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) có những đặc điểm tương đồng với thành phố Singapore như:

(1) Là một trung tâm kinh tế cũng như trung tâm tài chính và điểm trung chuyển thương mại quốc tế.

TP.HCM là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa khoa học công nghệ của Việt Nam. TP. HCM còn là đầu mối giao lưu quốc tế, một trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ và dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực Đông Nam Á. Với vị trí địa lý nằm ở điểm giao nối ở miền Tây Nam bộ và miền Đông Nam bộ, TP. HCM trở thành đầu mối trung chuyển hàng hóa, hành khách cho toàn vùng Nam bộ di cả nước và ra nước ngoài.

(2) Ngành công nghiệp phát triển mạnh

Mức độ tập trung công nghiệp của thành phố hiện rất cao: có gần 28.600 cơ sở sản xuất công nghiệp vào năm 2011, trong đó 80% nằm đan xen trong nội thành, có 13 khu công nghiệp – khu chế xuất, trong đó có khu công nghiệp Tân Bình, khu chế xuất Tân Thuận nằm khá sâu trong khu vực nội đô [4].

(3) Tình trạng dân số tăng nhanh chóng trong khi diện tích đất có hạn gây ra tình trạng khủng hoảng nhà ở một cách trầm trọng.

Theo kết quả điều tra dân số trên địa bàn TP.HCM ngày 1/4/2009, dân số thường trú trên địa bàn thành phố là 7.165.398 người, chiếm 7,6% dân số cả nước. Mật độ dân số năm 2011 là 3.420 người/km2 tăng 20% so với mật độ dân số năm

1999 và 8% so với năm 2004 [4].

(4) Là một thành phố phát triển, mật độ dân số cao đã gây ra những vấn nạn đô thị như: tắc đường, ngập lụt, ô nhiễm môi trường, v.v…

Với những nét tương đồng như vậy, TP.HCM có thể học hỏi phương pháp tiếp cận quy hoạch đô thị và những giải pháp của Singapore trong quá trình xây dựng ĐTST để xây dựng một TP.HCM phát triển bền vững trong tương lai.

Thứ tư, chính quyền các thành phố và trung ương ngày càng quan tâm nhiều

hơn đến vấn đề quy hoạch đô thị theo hướng phát triển bền vững như việc thường xuyên có các hoạt động nghiên cứu về quy hoạch đô thị cũng như tổ chức các buổi hội thảo quốc tế để học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và quy hoạch đô thị.

Ngày 01/3/2012, Bộ Xây dựng và Bộ Đất đai Nhật Bản đã phối hợp tổ chức “Hội thảo Việt – Nhật về phát triển đô thị” để bàn bạc kinh nghiệm xây dựng ĐTST của Nhật Bản cũng như việc phối hợp để lựa chọn địa điểm xây dựng dự án phát triển ĐTST tại Hà Nội và TP.HCM. Hay việc thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, TP.HCM đã có nhiều buổi làm việc với Đoàn Ngân hàng Thế Giới để bàn về việc xây dựng ĐTST tại các thành phố này, v.v…

TP.HCM đã đề nghị Ngân hàng Thế giới hợp tác trong công tác quy hoạch đô thị như đánh giá các cơ hội xây dựng hành lang Tuyến xe buýt nhanh (BRT) ở trung tâm thành phố. Các lãnh đạo thành phố muốn tối ưu hóa việc sử dụng dự án đầu tư tuyến xe buýt theo đề xuất xây dựng BRT, và sử dụng BRT như một dự án xúc tác nhằm tái thiết lại khu vực kênh đào trước đây của thành phố đã bị phá hỏng thành một “hành lang xanh”, mục đích của dự án này nhằm tìm ra các giải pháp thiết kế và chính sách để tăng cường khả năng thay đổi, sử dụng và nắm bắt tốt hơn giá trị của khu đất xung quan, cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư, và biến hành lang này trở thành một điểm đến biểu tượng của thành phố thông qua việc tạo ra môi trường hấp dẫn với các không gian công cộng mới [6].

Thành phố Hải Phòng tham gia dự án “Dự án Giao thông Đô Thị” do Ngân hàng thế giới tài trợ để giúp thành phố “thiết kế lại và trang bị thêm” hàng lang xe buýt còn chưa được sử dụng đúng mức. Với ý tưởng tích hợp tiện nghi cho hành khách, tín

hiệu, lối đi cho người đi bộ và vị trị chiến lược đặt bến tốt hơn. Dự án cũng sử dụng không gian xanh để cải thiện sử dụng giao thông công cộng, xây dựng môi trường đô thị tốt hơn, và tối ưu hóa việc sử dụng đất xung quanh hành lang, v.v… [26].

Thành phố Hội An đã nhờ sự trợ giúp của UNIDO trong khuôn khổ chương trình Công nghiệp Xanh để thực hiện dự án xây dựng Hội An thành Đô thị sinh thái, v.v…

Thứ năm, trong quá trình phát triển, các đô thị Việt Nam đã thu được nhiều

thành tựu kinh tế quan trọng: nền kinh tế tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng phát triển, thu nhập đầu người cải thiện nhanh v.v… Đây là một trong những tiềm lực để phát triển đô thị.

Trong giai đoạn 2005 - 2010, TP.HCM liên tục có tốc độ tăng trưởng GDP đứng đầu cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 1,5 tốc độ tăng trưởng của cả nước [4].

Bảng 3.7. Tốc độ tăng GDP của TP.HCM và của cả nước (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng GDP của TP.HCM 12,2 12,2 12,6 10,7 8,7 11,8 Tốc độ tăng GDP của cả nước 8,46 8,23 8,48 6,16 5,32 6,78 Nguồn: [4].

Cũng như vậy, nền kinh tế của thủ đô Hà Nội có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trong suốt 16 năm 1991 – 2007, ở tất cả các giai đoạn đều tăng bình quân trên 10% năm, trong đó công nghiệp thời kỳ 2000 – 2007 tăng 13,2%, nông lâm nghiệp tăng 2,7% và dịch vụ tăng 10,4%. GDP bình quân đầu người tăng lên một cách ổn định và nhanh chóng với GDP bình quân đầu người năm 1995 là 5,15 triệu/người tăng lên 7,31 triệu/người vào năm 2000, và 12,6 triệu/người vào năm 2007, tăng lên một cách ổn định vững chắc (bảng 3.8).

Bảng 3.8. GDP bình quân đầu người tại Hà Nội

1995 2000 2007

GDP/người (triệu đồng) 5,15 7,31 12,6 Nguồn: [6].

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 96 - 102)