Những cơ hội

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 104 - 107)

6. Nội dung luận văn

3.3.3. Những cơ hội

Thứ nhất, ngày càng có nhiều thành phố trên thế giới đi theo và thành công

trong vấn đề quy hoạch đô thị theo hướng ĐTST, điều này như một minh chứng khẳng định việc đi theo Mô hình ĐTST là một hướng đi đúng đắn, cũng như việc giúp cho Việt Nam có một kho tàng bài học, kinh nghiệm phong phú trong việc xây dựng đô thị.

Các thành phố xây dựng thành công Mô hình ĐTST như: Curitiba, Kawasaki, Hammarby, Singapore (trình bày cụ thể ở chương II), hay Brisbane – Australia, Auckland – New Zealand, v.v… Một trong những đất nước đi đầu trong công cuộc xây dựng ĐTST chính là Nhật Bản, với việc xây dựng thành công hàng loạt các mô hình ĐTST khác nhau như: Yokohama, Mimamata, Teshima, v.v…

Thứ hai, xây dựng ĐTST nhận được nhiều sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế như những tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Như việc thành phố Hội An nhận được sự trợ giúp trong khuôn khổ chương trình “Công nghiệp xanh” (hộp 3.3) do UNIDO khởi xướng để xây dựng thành phố Hội An thành ĐTST dự kiến hoàn thành vào năm 2030 [23].

Cũng như việc WB hỗ trợ (tư vấn, cam kết kêu gọi nguồn đầu tư) Đà Nẵng phát triển năng lượng bền vững, hỗ trợ TP.HCM và Hải Phòng thông qua chương trình Eco2 thực hiện thí điểm phương pháp quy hoạch kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và giao thông. Tháng 7/2012, WB cùng với Sở Giao thông vận tải và Sở Quy hoạch kiến trúc đã tổ chức sự kiện Charette xây dựng một ý tưởng về Con

đường xanh cho TP.HCM hay việc xây dựng ý tưởng về hành lang giao thông xe buýt thí điểm ở Hải Phòng [26].

Hộp 3.3. Công nghiệp Xanh

Sáng kiến Công nghiệp Xanh, được khởi xướng bởi tổ chức UNIDO năm 2008, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững tại các quốc gia đang phát triển cũng như đang trong thời kỳ quá độ.

Công nghiệp Xanh dựa trên những phương pháp, chiến lược, và công cụ đã được minh chứng, và sau cùng là các nỗ lực nằm tách rời tăng trưởng kinh tế ra khỏi việc gia tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên (tách ra khỏi tài nguyên) và gia tăng tác động môi trường (tách ra khỏi tác động). Công nghiệp Xanh đưa ra cách tiếp cận hai hướng cho công nghiệp hoá rất hiệu quả trong bối cảnh môi trường ngày càng suy thoái, khí hậu biến đổi, và tài nguyên ngày càng hạn chế:

• Thứ nhất, Công nghiệp Xanh, thông qua việc "xanh hoá các ngành công nghiệp", giúp làm giảm, trên cơ sở liên tục, lượng tài nguyên thiên nhiên sử dụng và lượng chất thải và ô nhiễm phát sinh trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh thông qua những cách tiếp cận đã được minh chứng như sử dụng Tài nguyên Hiệu quả và Sản xuất Sạch hơn, sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp, và quản lý hoá chất.

• Thứ hai, thông qua việc tạo dựng "các ngành công nghiệp xanh", Công nghiệp Xanh hiện thực hoá việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ môi trường chất lượng cao một cách hiệu quả và mang tính công nghiệp, bao gồm cả những lĩnh vực như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên, và dịch vụ tư vấn môi trường.

Công nghiệp Xanh đảm bảo an ninh tài nguyên thiên nhiên bằng cách giảm áp lực lên những nguồn tài nguyên đã trở nên khan hiếm như nước, nguyên liệu và năng lượng, góp phần giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải khí nhà kính từ an toàn công nghiệp và hoá chất; hơn thế, việc thực hiện thành công Công nghiệp Xanh là đảm bảo sự bền vững về môi trường.

(Nguồn: Hướng tới tăng trưởng xanh - Unido 2012)

Đảng và nhà nước. Nhà nước Việt Nam đã xác định Phát triển đô thị bền vững vừa là mục tiêu và là giải pháp phát triển đất nước, nhà nước đã có chủ trương xây dựng đô thị theo hướng bền vững được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.

Theo Quyết định số 432/QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 12/04/2012 về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, phát triển đô thị bền vững được đề cập là một nội dung chính với nội dung: “Phát triển đô thị ổn định, bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái …” [20].

Quyết định số 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 07/11/2012 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020 với nội dung: “Phát triển đô thị quốc gia… hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; kiểm soát chất lượng môi trường, hài hoà giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới, xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt…[22]”.

Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cũng đề cập đến đô thị hóa bền vững: “Rà soát quy hoạch tổng thể các đô thị từ cách tiếp cận đô thị bền vững… xây dựng ĐTST, đô thị xanh… [21]”.

Thứ tư, phát triển đô thị theo hướng ĐTST là cách thức để giải quyết tận gốc các vấn nạn đô thị như: vấn đề nhà ở đô thị, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên v.v… Như việc Curitiba đã giải quyết thành công hàng loạt các vấn đề đô thị từ ngập lụt, rác thải, nhà ở xã hội tới bảo tồn sản bằng cách sử dụng một loạt các biện pháp quy hoạch tích hợp, hợp lý và sáng tạo bao gồm quy hoạch sử dụng đất tích hợp với quy hoạch giao thông một cách đổi mới, xây dựng hệ thống giao thông công cộng tích hợp, mở rộng diện tích cây xanh và phòng chống lũ, quản lý chất thải rắn và bảo tồn di sản v.v… [33]

Thứ năm, việc phát triển đô thị theo mô hình ĐTST (đô thị bền vững) là một giải pháp tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô

thị và bảo tồn được các nguồn lực cho thế hệ tương lai. Nội dung này có trong khái niệm về phát triển bền vững của Ủy ban Môi trường và phát triển Thế giới đó là: phát triển đô thị bền vững là sự phát triển đô thị hài hòa về kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 104 - 107)