Đặc điểm kinh tế xã hội Curitiba

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 47 - 48)

6. Nội dung luận văn

2.1.1.Đặc điểm kinh tế xã hội Curitiba

Curitiba là thủ phủ của bang Parana với dân số khoảng 1,76 triệu người (năm 2010) và là thành phố đông dân thứ 8 ở Brazil [24], [33].

Curitiba là một trung tâm văn hoá, chính trị và kinh tế quan trọng ở Brazil và ở châu Mỹ La tinh. Ngày nay, nền kinh tế Curitiba chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp và dịch vụ, là nền kinh tế lớn thứ 4 tại Brazil. Curitiba hiện

có các chỉ số phát triển con người nằm trong nhóm cao nhất của Brazil (0,856) và trong năm 2010 đã được trao tặng các giải thưởng thành phố bền vững toàn cầu, một giải thưởng được thiết lập để công nhận các thành phố và đô thị nổi trội trong phát triển đô thị bền vững trên thế giới. Theo tạp chí Mỹ Reader's Digest, Curitiba là "thành phố lớn Brazil tốt nhất để sinh sống" [24].

Việc xây dựng thành công ĐTST Curitiba là kết quả của tinh thần sáng tạo, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước công chúng. Mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng những nhà lãnh đạo tại Curitiba đã từng bước giải quyết các vấn nạn của đô thị từ ngập lụt, rác thải, nhà ở xã hội tới bảo tồn di sản, đặc biệt thành phố Curitiba đã nổi tiếng khắp thế giới là nơi ra đời hệ thống xe buýt tốc hành (BRT) vô cùng hiệu quả mà giờ đây riêng ở Châu Á đã xuất hiện tại hơn 70 thành phố.

Bối cảnh xây dựng ĐTST tại Curitiba

Giai đoạn những năm 1960, các nhà quy hoạch dự đoán dân số Curitiba sẽ tăng nhanh chóng từ khoảng 361.000 người năm 1960 lên 1.797.000 người vào năm

2007, [30] điều này được phân tích là một trong những nguy cơ gây ra việc phát triển đô thị tràn lan và tắc nghẽn giao thông ở những khu vực trung tâm nếu không có một chiến lược quy hoạch đô thị hợp lý.

Cùng với đó, Curitiba lại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề gây nguy hại đến chất lượng cuộc sống của người dân. Như việc thành phố thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng lũ lụt do những con sông bao bọc xung quanh thành phố (như sông Iguacu), khu vực ngập lũ lại thường bị chiếm dụng bởi những người dân sống trong các khu ổ chuột, những người dễ bị tổn thương trong xã hội và có nguy cơ bị phơi nhiễm với bệnh tật và các nguy cơ về môi trường khác do lũ đem lại. Các bãi chôn rác ở Curitaba đều bị quá tải và thành phố không có đủ kinh phí để xây dựng lò đốt rác, tỷ lệ người nghèo cao và những khó khăn trong việc bảo vệ các di sản cũng là những vấn đề thành phố cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 47 - 48)