Tác động chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 38 - 39)

6. Nội dung luận văn

1.2.2.Tác động chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Cơ cấu kinh tế được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nền kinh tế. Những mối quan hệ cơ bản hình thành trong quá trình tái sản xuất xã hội trong nền kinh tế nói chung và ở đô thị nói riêng là những mối quan hệ giữa ngành, các khu vực và các thành phần kinh tế.

Cơ cấu ngành biểu thị bằng tỷ trọng từng ngành trong kinh tế đô thị, phản ánh vai trò và những mối quan hệ giữa những tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội đô thị. Nó phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành trong một đô thị luôn thay đổi do sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì đô thị hóa có tiền đề là công

nghiệp hóa và gắn liền nó là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nên trong quá trình phát triển đô thị, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ sẽ tăng lên nhanh chóng cùng với đó là xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Mặt khác, quá trình đô thị hóa cũng đã và đang làm cho tỷ trọng các thành phần kinh tế thay đổi nhanh chóng theo xu hướng các thành phần kinh tế tư nhân đặc biệt là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên, nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt của thành phần kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hiện có, xử lý vấn đề môi trường v.v…

Khi cơ cấu kinh tế của một đô thị thay đổi hay cả hệ thống đô thị thay đổi sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân thay đổi. Mặt khác đô thị chính là những hạt nhân tăng trưởng của vùng, quá trình đô thị hóa còn kích thích sự tăng trưởng kinh tế của vùng dưới dạng ngoại ứng tích cực. Đặc biệt là đô thị hóa làm biến đổi cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của khu vực ngoại thành. Ngoại thành được coi là vùng trung chuyển giữa đô thị và nông thôn, là vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu và lao động cho đô thị. Dưới góc độ đó, đô thị được xem như một thị trường tiêu thụ sản phẩm và yếu tố đầu vào của sản xuất, trước hết là cho khu vực ngoại thành và tiếp đó là toàn bộ khu vực nông thôn. Trong điều kiện thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như hiện nay thì mọi thông tin về cung cầu ở đô thị cũng như ở nông thôn được cung cấp nhanh chóng, quan hệ nông thôn và thành thị ngày càng chặt chẽ thì sự phát triển của đô thị càng có ảnh hướng trực tiếp đến khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 38 - 39)