Mô hình Đô thị sinh thái Curitiba

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 48 - 58)

6. Nội dung luận văn

2.1.2. Mô hình Đô thị sinh thái Curitiba

Đặc điểm mô hình

Mô hình ĐTST Curitiba cho thấy chi phí không phải là rào cản đối với việc quy hoạch, phát triển, quản lý môi trường và phát triển kinh tế đô thị.

Phương pháp tiếp cận: Phương pháp quy hoạch đô thị tích hợp. Curitiba đã phát triển một môi trường đô thị bền vững thông qua quy hoạch đô thị tích hợp. Để tránh sự phát triển tràn lan không có quy hoạch, Curitiba đã hướng sự tăng trưởng đô thị theo các trục chiến lược. Thành phố đã thúc đẩy và xây dựng các khu dân cư và thương mại dọc theo các trục này và kết nối với quy hoạch tổng thể tích hợp và quy hoạch phân vùng sử dụng đất của thành phố. Curitiba đã áp dụng một hệ thống xe buýt có chi phí vừa phải nhưng rất sáng tạo, thay vì bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng hệ thống đường ray xe lửa. Diện tích cây xanh cũng tăng, chủ yếu là ở các công viên được xây dựng để chống lũ, các vùng di sản văn hoá được duy trì nhờ các quy định cho phép chuyển giao quyền xây dựng v.v...

Hình 2.1: Tích hợp chính sách ở Curitiba

Nguồn: Eco2 cities - World Bank 2010

Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Đô thị Curitiba (IPPUC), một cơ quan quản lý nhà nước độc lập, không chỉ có chức năng nghiên cứu và quy hoạch mà còn có trách nhiệm thực hiện và giám sát các quy hoạch đô thị. IPPUC đã phối hợp các khía cạnh khác nhau của quá trình phát triển đô thị và đảm bảo tính liên tục cũng như nhất quán trong các quy trình quy hoạch giữa các cơ quan ban ngành của thành phố.

Nội dung mô hình

Curitiba áp dụng nhiều cách tiếp cận mới và sáng tạo để xây dựng ĐTST. • Quy hoạch sử dụng đất một cách đổi mới tích hợp với quy hoạch giao thông

Thành phố Curitiba đã thấy trước nguy cơ phát triển đô thị tràn lan và tắc nghẽn giao thông ở khu vực trung tâm do tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng. Năm 1966, thành phố đã xây dựng một quy hoạch tổng thể trong đó tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông. Curitiba quyết định hướng sự tăng trưởng đô thị theo các tuyến bằng cách đặt ra các trục kết cấu từ trung tâm thành phố toả ra bên ngoài. Các hoạt động kinh tế quan trọng được tập trung dọc theo hành lang này.

Hình 2.2: Các trục tăng trưởng đô thị ở Curitiba

Nguồn: Eco2 cities - World Bank 2010

Các hành lang này cũng đã trở thành các tuyến giao thông công cộng chính thuộc hệ thống xe buýt trung chuyển nhanh (BRT) gồm có các đường dành riêng cho xe buýt và các bến xe buýt nằm cách nhau 500m.

Để chuyển đổi sử dụng đất và mô hình tăng trưởng trên theo hình thức tuyến và cung cấp điều kiện tiếp cận các dịch vụ giao thông, thành phố chỉ cho phép xây dựng mới tại những khu vực mà phương tiện giao thông công cộng có thể đến được. Dịch vụ xe buýt đã bao phủ được gần 90% diện tích thành phố và tất cả mọi người dân chỉ cần đi bộ chưa đến 500m là có thể tiếp cận dịch vụ giao thông công cộng. Trên các tuyến xe buýt, gần như cứ sau 5 phút lại có một chuyến xe. Ngay từ đầu, Curitiba đã thu hồi đất và để dành khoảng không lưu dọc theo các trục chiến lược để xây dựng các khu nhà ở xã hội. Do đó, các hoạt động kinh tế và chức năng chính của thành phố, bao gồm cả vùng dân cư lân cận và trường học, đều được phân bố dày đặc dọc theo các trục.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến xe buýt BRT và đáp ứng nhu cầu giao thông dọc trục phát triển, thành phố đã đặt các tuyến đường cũ vào hệ thống đường giao thông gồm 3 cấp. Những xe ô tô không cần sử dụng các dịch vụ dọc theo các trục kết cấu có thể đi vòng qua các khu vực này bằng các con đường chạy

song song với trục. Ngoài ra, để tránh sự tập trung của các phương tiện giao thông ở trung tâm thành phố, chính quyền thành phố đã chuyển một số con đường ở khu vực trung tâm thành "phố đi bộ", nơi các xe ô tô bị cấm tuyệt đối.

Với các biện pháp này, mô hình phát triển không gian và sử dụng đất đô thị ở Curitiba đã được kiểm soát và xác định một cách hiệu quả. Giao thông toả ra từ trung tâm thành phố hoặc từ các trục nhờ sự kết hợp hiệu quả giữa quy hoạch sử dụng đất và mạng lưới giao thông công cộng dựa trên ý tưởng hợp lý. Vì nhà cửa và các cơ sở dịch vụ cũng như trung tâm văn phòng phát triển nhanh chóng dọc theo các trục kết cấu và kết nối với hệ thống BRT nên khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc và trường học được rút ngắn, và nhiều người dân đã chọn xe buýt làm phương tiện đi lại chính. Thành phố đã giảm được lượng khí thải từ xe ô tô và tắc nghẽn giao thông, nhờ đó tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng cường các hoạt động kinh tế.

Hệ thống giao thông công cộng tích hợp

Chi phí xây dựng hệ thống BRT ở Curitiba là 3 triệu USD/km, rẻ hơn nhiều so với hệ thống tàu điện (tốn kém khoảng 8 đến 12 triệu USD/km) hoặc tàu điện ngầm (50 đến 100 triệu USD/km) [33]. Dọc theo các trục chính, các hệ thống BRT hoạt động giống như một hệ thống tàu điện trên mặt đất. Ngoài ra, nếu so sánh với một hệ thống xe buýt thông thường thì BRT chạy ít thời gian hơn, chỉ bằng 2/3 trong khi đó chi phí lại rẻ hơn 18% nhờ một số yếu tố như thành phố có tuyến đường dài 72 km dành riêng cho BRT, hệ thống tính phí yêu cầu trả tiền trước khi lên xe, các xe buýt có nhiều khớp nối (xe gồm 3 khoang thay vì 2 khoang như thông thường), và bến xe buýt được xây theo dạng đường ống để tạo thuận tiện cho việc lên xuống.

Hình 2.3: Hệ thống đường giao thông 3 cấp ở Curitiba

Hệ thống xe buýt được mã hoá bằng màu sắc và được thiết kế cho nhiều quy mô và dịch vụ khác nhau (ví dụ như tuyến liên huyện, tuyến nhánh, liên thành phố, v.v...) để đến được nhiều điểm trong thành phố hơn. Hệ thống xe buýt áp dụng mức giá đồng loạt, gọi là "giá vé xã hội". Bất kể hành khách đi bao xa hay chuyển xe bao nhiêu lần, giá vé vẫn không đổi. Người nghèo thường sống ở vùng ngoại ô thành phố và phải đi làm xa hơn, trái lại người giàu thường sống ở khu vực trung tâm và chỉ cần đi quãng đường ngắn hơn. Dịch vụ chất lượng cao, thường xuyên và giá rẻ là những yếu tố khuyến khích mọi người sử dụng xe buýt. Tính trong tổng số lần đi lại, tỷ lệ sử dụng xe buýt là 45%, xe đạp 5%, đi bộ 27% và dùng xe ô tô riêng 22% [33].

Xe buýt chạy trên các tuyến BRT là các xe có nhiều khớp nối, và phần lớn là xe còn mới. Tuổi thọ trung bình của các xe khoảng 5 năm, và không xe nào đã qua sử dụng quá 10 năm. Các xe được bảo dưỡng tốt và ít gây ô nhiễm hơn.

Chi phí của hệ thống BRT do bản thân hệ thống chi trả. Vé xe buýt là nguồn tài chính để vận hành hệ thống, và đem lại lợi nhuận cho các công ty xe buýt, đồng thời đủ chi trả các chi phí nhân công, chi phí duy tu bảo dưỡng và khấu hao xe mà

Hình 2.4: Xe buýt BRT có nhiều khớp nối và bến xe buýt ở Curitiba

không cần đến trợ cấp của chính phủ.

Mở rộng diện tích cây xanh và phòng chống lũ

Nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, Curitiba đã quyết định mở rộng diện tích cây xanh và các cơ sở giải trí trong thành phố, gồm có công viên và các làn đường cho xe đạp.

Do thành phố được bao bọc bởi sông (như sông Iguacu) nên lũ lụt thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các kết cấu bê tông (như xây dựng đê, kè lũ hay các cống thoát nước) để phòng chống lũ, Curitiba đã tạo nên một hệ thống tiêu thoát nước tự nhiên. Các bờ sông được biến thành các công viên, nước lũ sông tràn bờ có thể ngấm vào đất và nhiều hồ mới được xây dựng để chứa nước lũ. Lũ sông và nước mưa được giữ lại trong các hồ và công viên quanh hồ một cách tự nhiên, nhờ đó hệ sinh thái được duy trì một cách tự nhiên. Vì các khu vực công viên sẽ dần dần thoát hết nước lũ ngấm vào trong đất, thay vì nước lũ được tiêu thoát nhanh ra sông thông qua các cống bê tông nên có thể tránh được tình trạng ngập lũ ở phía hạ lưu. Ngoài ra, người dân cũng có ít nguy cơ bị phơi nhiễm với bệnh tật và các nguy cơ môi trường khác do lũ đem lại. Thành phố có thể tránh được những khoản chi phí khổng lồ do không cần đến nhiều kênh thoát nước hoặc các biện pháp kiểm soát lũ và sửa chữa khắc phục hậu quả do lũ, kể cả các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Chi phí xây dựng công viên và dịch chuyển các khu nhà ổ chuột được ước tính là thấp hơn 5 lần so với chi phí xây dựng kênh mương bê tông.

Các khu vực kiểm soát lũ lụt thường được sử dụng làm công viên và khu vực vui chơi giải trí. Diện tích cây xanh tăng từ chưa đến 1 m2/người vào những năm 1970 lên 51,5 m2/người. Vào năm 2007 có khoảng 34 công viên trong thành phố và diện tích cây xanh chiếm khoảng 18% tổng diện tích đất đô thị [32]. Do diện tích công viên đã được mở rộng nên thành phố thiếu ngân sách để chăm sóc cỏ trong công viên. Thay vì thuê máy cắt cỏ, thành phố quyết định thả cừu trong công viên để chúng có thể ăn cỏ và cung

cấp nguồn phân bón tự nhiên. Điều này giúp giảm hơn 80% chi phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng công viên, đồng thời cải thiện hình ảnh sinh thái của thành phố.

Trước đây các khu vực ngập lũ thường bị lấn chiếm bởi những người dân sống trong khu ổ chuột. Thành phố đã thu hồi đất, di dời dân ở các khu ổ chuột đến các khu đất tốt hơn và đền bù cho họ. Sau khi xây dựng công viên, khu vực đối diện công viên trở thành vùng lân cận thành phố với những khu nhà ở cao cấp. Các ngôi nhà ở đây có tầm nhìn hướng ra công viên và ra hồ, do đó có giá trị cao; nhờ vậy, thuế bất động sản thu được từ những ngôi nhà này cũng tăng. Thuế bất động sản thu được từ đây dước tính tương đương với chi phí xây dựng công viên, bao gồm cả chi

Hình 2.5: Công viên Barigui, Curitiba

Hình 2.6: Các khu ổ chuột trước kia tại các vùng ngập lũ ở Curitiba

phí di dời nhà ổ chuột và đền bù.

Ở Curitiba có rất nhiều cây, để khuyến khích trồng cây xanh ở đô thị, thành phố đền bù cho các chủ đất để họ trồng cây, như nới rộng diện tích sàn được phép xây dựng và giảm thuế. Ví dụ như, chủ đất sẽ được giảm 10% thuế nếu có một cây thông Parana trên đất của mình [32].

Quản lý chất thải rắn

Trước khi xây dựng ĐTST, các bãi rác ở Curitiba đã bị quá tải, còn thành phố thì không có đủ tài chính để xây dựng các lò đốt rác. Để làm chậm tốc độ sản sinh rác thải, Curitiba đã khởi xướng các chương trình quản lý rác thải độc đáo, phụ thuộc vào người dân, thay vì xây dựng các cơ sở xử lý chất thải mới và tốn kém. Các chương trình này không những làm giảm việc phát sinh rác mà còn tạo cơ hội cho người nghèo có việc làm và tăng thu nhập, đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng của thành phố.

Chương trình "Rác không phải là rác" khuyến khích người dân phân loại rác thành rác thải có thể tái chế và rác thải không thể tái chế. Để nâng cao nhận thức về chương trình này, Curitiba giáo dục trẻ em để các em hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác và bảo vệ môi trường. Thành phố tạo ra biểu tượng cho chiến dịch này và các trường học thường xuyên tổ chức các hoạt động cho chiến dịch. Một đến ba lần mỗi tuần, các xe tải đến thu gom giấy, bìa các tông, kim loại, nhựa và thuỷ tinh đã được phân loại tại nhà. Quá trình tái chế này giúp đem lại khoản tiết kiệm tương đương với 1.200 cây xanh một ngày [33], và các công viên trong thành phố đều có bảng thông tin ghi rõ số cây xanh đã tiết kiệm được. Tiền thu được từ việc bán rác thải tái chế được sử dụng cho các chương trình xã hội và thành phố thuê người vô gia cư và người cai nghiện rượu để làm việc trong các xưởng phân loại rác. Tái chế rác thải cũng đem lại những lợi ích khác, như sợi tái chế được sử dụng để sản xuất nhựa đường rải đường. Tái chế cũng đã giúp loại bỏ hàng đống lốp xe phế thải, thường là nơi thu hút muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Gần 70% cư dân thành phố tham gia chương trình tái chế rác thải. Khoảng 13% rác thải hiện nay ở Curitiba được tái chế.

Chương trình "Trao đổi xanh" cũng được triển khai ở các khu vực ổ chuột của Curitiba nơi mà các xe thu gom chất thải không đến được. Để khuyến khích người nghèo và dân cư tại các khu ổ chuột dọn sạch khu vực này và qua đó cải thiện sức khoẻ cộng đồng, thành phố đã cung cấp vé xe buýt và hoa quả cho những người mang rác đến các trung tâm thu gom ở khu lân cận. Ngoài ra, trẻ em được phép trao đổi các loại rác thải tái chế để lấy socola, đồ chơi và vé xem biểu diễn. Thông qua các chương trình này, thành phố đã tiết kiệm được chi phí thu gom rác tại các khu vực ổ chuột, là nơi thường thiếu hạ tầng giao thông và giúp cải thiện điều kiện dinh dưỡng, khả năng tiếp cận hệ thống giao thông và các cơ hội vui chơi giải trí cho người nghèo. Quan trọng nhất là khu ổ chuột trở nên sạch hơn, tỷ lệ người dân mắc bệnh ít hơn, và người dân ít đổ rác ra các khu vực nhạy cảm như sông ngòi.

Các vấn đề xã hội

Curitiba đã áp dụng các phương pháp tiếp cận đầy tính sáng tạo để giải quyết tình trạng người nghèo sống trong các khu ổ chuột bằng cách khuyến khích người nghèo có được việc làm và thúc đẩy một cộng đồng hoà nhập.

Hình 2.7: Chiếm dụng đất bất hợp pháp ở Curitiba

Một trong những vấn đề lớn nhất của Curitiba là các khu ổ chuột. Những người không có đất riêng đi chiếm dụng và định cư trên đất đai của các chủ đất tư nhân. Thông thường, những khu vực này trở nên bị bỏ hoang, gây ô nhiễm sông ngòi và kích động tội phạm. Thay vì dành thời gian và tiền bạc để di dời nhà cửa bị chiếm dụng bất hợp pháp và phục hồi khu vực này, thành phố đã mua lại đất đai bị chiếm dụng của các chủ đất tư nhân với giá thấp, sau đó cung cấp đất này cho những người chiếm dụng không chính thức. Tiếp đó, thành phố xây dựng hệ thống phân loại, phân vùng sử dụng đất chính thức cho những khu đất đó. Như vậy, các khu vực này đã được tích hợp vào quy hoạch của thành phố, và người dân sống tại đây có thể cảm thấy họ đã hoà nhập với cộng đồng. Thành phố đưa ra những thu xếp đơn giản về đất đai, điện và nước, vì các dịch vụ này có nguy cơ bị sử dụng bất hợp pháp nếu không được cung cấp và có nguy cơ dẫn đến tai nạn chết người.

Curitiba cung cấp nhà ở xã hội tại các vùng ngoại ô, nơi giá đất tương đối rẻ,

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w