6. Nội dung luận văn
3.3.4. Những thách thức
Thứ nhất, Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn ngân sách đầu tư còn thấp. Đây là trở ngại ban đầu để xây dựng cơ sở cần thiết (cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, v.v…) cho quá trình hình thành và phát triển ĐTST.
Theo số liệu thống kê ngân sách đầu tư giai đoạn 2005-2010 của Tổng cục thống kê, năm 2010 tổng chi đầu tư phát triển của Việt Nam là 172.710 tỷ đồng, tổng chi phát triển sự nghiệp kinh tế là 385.082 tỷ đồng trong đó chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường có 5.139 tỷ.
Bảng 3.9. Tổng Ngân sách đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 (tỷ đồng)
Chi / Năm 2005 2007 2008 2009 2010
Chi đầu tư phát triển 79199 112160 135911 179961 172710
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế -
xã hội 132327 211940 258493 320501 385082
Trong đó:
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 28611 53774 63547 78105 98560
Chi sự nghiệp y tế 7608 16426 19918 27479 34945
Chi sự nghiệp khoa học, công
nghệ và môi trường 2584 7604 7744 10196 5139
Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 1464 1410 1550 1770 7009
Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 17747 36597 50265 62465 70678
Chi sự nghiệp kinh tế 11801 16145 21538 26866 38465
Chi quản lý hành chính 18761 29214 32855 44903 53693
Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính 69 185 152 100 100
TỔNG CHI 262697 399402 494600 584695 661370
Nguồn:[4]
Thứ hai, khó khăn trong vấn đề thu phí bảo vệ môi trường, một trong những
nguồn kinh phí để giải quyết các vấn đề môi trường của thành phố.
Theo phân tích của UNIDO tại Hội An, hầu như không có khả năng thu được phí nước thải từ nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ khác theo Nghị định 67/NĐ-CP do không đủ nhân lực thực hiện. Một lý do nữa là việc tính toán không đầy đủ phí nước thải do phí xử lý nước thải được tính dựa trên lượng nước tiêu thụ, trong khi chỉ có 30-40% lượng nước tiêu thụ là nước thành phố cấp, phần còn lại được khai thác từ nguồn nước ngầm không được sử dụng để tính phí.
Thứ ba, xây dựng ĐTST mới dừng lại ở việc định hướng. Như đã nêu cụ thể
ở chương I - mục 1.1, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa chính thống nào về “Đô thị sinh thái” cũng như các tiêu chí, nguyên tắc chính thống cho việc xây dựng một ĐTST.
Thứ tư, xây dựng ĐTST đồng nghĩa với việc phải hi sinh tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Việt nam hiện vẫn là nước có thu nhập thấp, trình độ phát triển thấp nên vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều đối với lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao trong ngắn hạn và mục tiêu phát triển bền vững lâu dài.
Bảng 3.10. Ma trận phân tích, đánh giá khả năng áp dụng Mô hình Đô thị sinh thái vào Việt Nam
MA TRẬN SWOT
NHỮNG CƠ HỘI (O)
1. Mô hình ĐTST là xu hướng quy hoạch đô thị của tương lai.
2. Xây dựng ĐTST đang nhận được nhiều sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế.
3. Quyết tâm của chính phủ trong việc xây dựng đô thị bền vững.
4. Giải quyết bền vững các vấn nạn đô thị. 5. Giải pháp để tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo tồn được các nguồn lực cho thế hệ tương lai.
NHỮNG THÁCH THỨC (T)
1. Nguồn ngân sách đầu tư còn thấp.
2. Khó khăn trong vấn đề thu phí bảo vệ môi trường. 3. Xây dựng ĐTST mới dừng lại ở việc định hướng. 4. Thách thức trong giải quyết mâu thuẫn giữa công nghiệp hóa và bảo vệ môi trường.
NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S)
1 Việt Nam đã có những nền tảng cơ bản về mặt pháp luật cho việc xây dựng ĐTST.
2. Có địa điểm thí điểm để
Các chiến lược SO
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án thí điểm xây dựng ĐTST. Có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong những ngành về xử lý, tái chế chất thải, thực hiện tốt yêu cầu về bảo vệ môi
Các chiến lược ST
- Nghiên cứu, xây dựng định nghĩa chính thống về ĐTST cũng như các tiêu chí cụ thể xây dựng ĐTST thông qua cách học hỏi kinh nghiệm của các nước. - Nghiên cứu học hỏi những mô hình đô thị phát triển dựa trên sự đồng bộ và phụ thuộc lẫn nhau giữa tính bền vững về sinh thái và tính bền vững về kinh
trình diễn, hiện thực hóa ý tưởng xây dựng ĐTST. 3. Các đô thị Việt Nam có những nét tương đồng với các thành phố trên thế giới. 4. Chính quyền các thành phố ngày càng quan tâm đến vấn đề quy hoạch đô thị theo hướng bền vững.
5. Trong quá trình phát triển, các đô thị đã thu được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng.
trường.
- Lập kế hoạch triển khai, học hỏi kinh nghiệm xây dựng đô thị của các nước trên thế giới.
- Tuyên truyền, quảng bá những kết quả mà ĐTST Hội An đạt được để các thành phố khác noi theo.
- Có chính sách khuyến khích xây dựng ĐTST đối với tất cả cac thành phố trong cả nước.
tế cùng với khả năng hai đặc tính này củng cố và tăng cường cho nhau trong bối cảnh các đô thị. - Tận dụng nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đổ vào các thành phố lớn để xây dựng nên những đô thị bền vững.
NHỮNG ĐIỂM YẾU (W)
1 Quy hoạch đô thị thiếu đồng bộ.
2. Đô thị hóa nhanh, quy hoạch không theo kịp nhu cầu thực tiễn đã gây ra một
Các chiến lược WO
- Nhờ sự trợ giúp của quốc tế để xây dựng quy hoạch đô thị đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý, kế thừa và phát huy hiệu quả giữa các loại quy hoạch với nhau.
- Xây dựng chiến lược Phát triển đô thị bền
Các chiến lược WT
- Từng bước giải quyết những khó khăn trong công tác quy hoạch bằng cách học hỏi kinh nghiệm quy hoạch thành công của các nước hạn chế về nguồn lực tài chính như Curitiba.
loạt vấn đề ở các đô thị. 3. Đầu tư tài chính cho các công trình môi trường còn hạn chế.
4. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn thiếu và thấp.
5. Cơ sở hạ tầng quá cũ, không theo kịp nhu cầu phát triển.
6. Ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường còn rất kém.
vững trong tương lai theo định hướng phát triển bền vững.
- Nâng cao vai trò của người dân trong công tác quy hoạch đô thị. Tất cả các bên liên quan như người dân, doanh nghiệp phải được khuyến khích đóng góp ý kiến, bàn bạc trong vấn đề quy hoạch đô thị. Từ đó, người dân sẽ thấy được mối liên kết giữa quy hoạch đô thị tốt và chất lượng cuộc sống tốt và sẽ tự giác có ý thức trong bảo vệ môi trường.
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thu phí giúp hạn chế nguồn lực mà vẫn đạt hiệu quả cao.