Những điểm yếu

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 102 - 104)

6. Nội dung luận văn

3.3.2. Những điểm yếu

Thứ nhất, quy hoạch đô thị thiếu đồng bộ gây ra lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Theo nghiên cứu của UNIDO tại Hội An, hầu hết các khách sạn, các làng nghề tại Hội An không được quy hoạch đồng bộ và thiết kế hợp lý gây ra ô nhiễm môi trường và hao phí năng lượng.

Điện cung cấp ở đây thường vượt quá điện áp 10%, khiến khối lượng tiêu thụ cho các thiết bị (tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, v.v…) tăng thêm 5-10% và cho hệ thống chiếu sáng tăng thêm 20 – 80%. Ngoài ra máy điều hòa nhiệt độ thường được đặt ở những vị trí không thích hợp (lắp đặt gần tường hoặc vị trí khiến khí nóng không thể thoát ra) làm thất thoát năng lượng – khoảng 20% điện năng bị lãng phí do thông hơn kém đồng thời cũng khiến môi trường xung quanh trở nên khó chịu cho du khách muốn thưởng ngoạn phong cảnh. Nước thải và nước cấp là mối quan ngại lớn do sử dụng nước ngầm thường xuyên và thiếu các hệ thống xử lý nước thải. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thì phát triển tự phát, sản xuất quy mô, nhỏ lẻ và phân tán [16].

Thứ hai, xu hướng đô thị hóa nhanh chóng và công tác quy hoạch không theo kịp nhu cầu thực tiễn đã gây ra một loạt các vấn đề ở đô thị như: thiếu các nhu cầu tối thiểu về nước sạch, hạ tầng kĩ thuật, môi trường bị ô nhiễm, diện tích bình quân đầu người ngày càng bị thu hẹp v.v… đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Ở TP.HCM, đô thị hóa đi kèm với việc hình thành các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp tập trung hình thành rất nhanh trong một thời gian ngắn nên đã thu hút một tỷ lệ lớn lao động rẻ, kỹ thuật thấp (khoảng 70%) từ nơi khác đến. Điều này đã tạo ra hiện tượng di dân cơ học với số lượng lớn từ các địa phương khác đến mà chủ yếu là từ nông thôn vào TP.HCM làm xuất hiện một số vấn đề lớn như: mọi người phải sống chen chúc trong cá ngõ hẻm chật chội, diện tích bình quân theo đầu

người ngày càng bị thu hẹp, thiếu các nhu cầu tối thiểu về nước sạch, hạ tầng kĩ thuật, môi trường bị ô nhiễm v.v…

Tình trạng người nhập cư đến thành phố lập nghiệp đã góp phần làm xuất hiện thêm các đô thị mới ở các vùng ven thành phố như Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức… Các đô thị mới được phát triển mạnh ở khu vực ven đô nhưng đời sống của người dân ở những khu vực này chưa được quan tâm đúng mức. Người dân thường phải sống trong điều kiện khó khăn như: thiếu nước sinh hoạt, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi bặm công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, việc đầu tư tài chính cho những công trình môi trường công cộng còn hạn chế. Trong cả nước, hiện chỉ có 5 thành phố đầu tư xây dựng thí điểm hệ thống xử lý nước thải tập trung được xây dựng đó là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Huế, TP.HCM và Bình Dương. Cụ thể tại Hội An trong lĩnh vực xử lý nước thải, mặc dù đã bắt đầu dự án xây dựng ĐTST vào năm 2010 nhưng đến năm 2011, thành phố vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, và chỉ có khoảng 40% diện tích nội đô được kết nối với hệ thống cổng chung của thành phố [16].

Thứ tư, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường còn thiếu và thấp. Như tại Hội An, mặc dù đang trong giai đoạn xây dựng thí điểm ĐTST, nhưng trong lĩnh vực xử lý nước thải, tổng cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực này chỉ có 180 người, phương tiện thu gom nghèo nàn và thô xơ gồm: 14 xe vận chuyển rác và khoảng 40 thùng rác các loại [16].

Thứ năm, cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và luôn quá tải là một thực tế đang tồn tại ở nhiều đô thị hiện nay. Trong cả nước, chất thải rắn tuy được thu gom khoảng 70% nhưng vấn đề xử lý vẫn rất hạn chế, hiện nay chỉ có khoảng 10 thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh; nguồn nước bị ô nhiễm nặng, hệ thống thoát nước trong các đô thị rất yếu kém, chỉ khoảng 30% đường phố có hệ

thống đường cống, giao thông đô thị đang trở thành vấn đề gây cấn của hai thành phố loại Đặc biệt, tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng gây tổn thất nặng nề về kinh tế [21].

Thứ sáu, ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường còn rất kém. Ngay tại thủ đô Hà Nội, người dân vẫn vô tư xả rác xuống lòng đường, kênh mương. Hay tình trạng cứ sau mỗi dịp lễ hội người ta lại thấy cảnh tượng rác thải xả bừa bãi, xung quanh khu lễ hội.

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 102 - 104)