Các nguyên tắc xây dựng đô thị sinh thái

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 44 - 47)

6. Nội dung luận văn

1.3.2.Các nguyên tắc xây dựng đô thị sinh thái

Các nguyên tắc về đô thị sinh thái đã được nhiều học giả ở Việt Nam và trên thế giới đề cập đến, cách tiếp cận về vấn đề này về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên vẫn có những khác biệt nhất định.

- Quy hoạch đô thị và cảnh quan một cách tổng thể

- Sử dụng tối đa các chất thải và xem chúng là nguồn tài nguyên tái tạo để phát triển

- Áp dụng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải khí CO2

- Phối hợp giữa khối nhà nước và tư nhân dựa trên các chính sách hợp lý để tạo ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn

- Kêu gọi sự tham gia của người dân, các cấp chính quyền và khối cơ quan nghiên cứu theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng thành phố bền vững, từ khi quy hoạch cho đến khi triển khai xây dựng [30].

Tổ chức Sinh thái đô thị (Urban Ecology – UE), đã hoạt động trên 20 năm cũng đã đưa ra 10 nguyên tắc trong xây dựng ĐTST bao gồm:

- Ưu tiên về sử dụng đất để tạo ra những cộng đồng phức hợp, mật độ nén, đa dạng, xanh, an toàn, vui tươi sống động, gần các nút giao thông, giữ cho phát triển dân số và tiềm năng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên được cân bằng tối ưu

- Ưu tiên về giao thông theo hướng khuyến khích đi bộ, xe đạp, giao thông công cộng và nhấn mạnh “hướng tiếp cận bằng sự lân cận”

- Phục hồi những môi trường đô thị bị phá hoại, đặc biệt là các vùng trũng, đường bờ biển, dãy đồi và các vùng đất ngập nước

- Tạo những khu nhà ở hỗn hợp đáp ứng nhu cầu sống với giá phù hộp, an toàn, tiện lợi và kinh tế

- Ủng hộ công bằng xã hội và tạo ra cơ hội cho phụ nữ da màu và người khuyết tật

- Hỗ trợ nông nghiệp địa phương, những dự án xanh hóa đô thị và vườn công cộng - Khuyến khích tái sinh tái chế, các công nghệ tiên tiến và bảo vệ tài nguyên trong khi vẫn giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Làm việc với các doanh nghiệp để hỗ trợ các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường, hạn chế ô nhiễm, chất thải và sử dụng hoặc sản xuất vật chất nguy hại

- Khuyến khích sự tự nguyện hạn chế việc sản xuất dư thừa

- Tăng cường nhận thức về môi trường thông qua các hoạt động và các dự án giáo dục tăng cường nhận thức cộng đồng về những vấn đề liên quan đến tính bền vững [31].

Tại Việt Nam, trong bài viết “Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam” của GS.TSKH Lê Huy Bá (đăng trên tạp chí Quy hoạch Đô thị số 5 – 2011) đã đề cập đến vấn đề nguyên tắc của một đô thị sinh thái. Theo bài viết, có 4 nguyên tắc chính để tạo dựng những đô thị sinh thái:

- Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên;

- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người;

- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng

- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu [2].

CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH THÁI

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 44 - 47)