Các tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 41 - 42)

6. Nội dung luận văn

1.2.5.Các tác động tiêu cực

Cùng với những mặt tích cực mà đô thị hóa mang lại, những vấn đề đặt ra như những thách thức trong quá trình đô thị hóa, đó là các vấn đề nhà ở đô thị, nghèo đói và thất nghiệp, giáo dục và y tế, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, các tệ nạn xã hội, v.v…

Vấn đề nhà ở được đặt ra không phải chỉ với các đô thị ở nước ta mà cả đối với các đô thị trên thế giới, không phải chỉ có hiện nay mà nó là vấn đề lâu đời cùng với quá trình đô thị hóa. Do việc phát triển đô thị sẽ thu hút một lượng lớn người lao động từ các địa phương khác lên thành phố trong khi đó những dịch vụ về nhà ở lại không phát triển kịp nhu cầu lao động, dẫn đến hiện tượng thiếu nhà ở một cách trầm trọng ở các đô thị đặc biệt là các đô thị lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghèo đói và thất nghiệp ở các đô thị có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Trong quá trình đô thị hóa trình độ tay nghề của người lao động không theo kịp sự phát triển và yêu cầu của xã hội, họ bị loại ra khỏi guồng máy. Cùng với quá trình phát triển đô thị, người lao động bị thu hồi đất, họ được đền bù một khoản tiền nhất định để chuyển đổi nghề nghiệp nhưng trên thực tế họ đã phải dùng tiền vào việc khác để giải quyết vấn đề cuộc sống trước mắt dẫn đến nghề nghiệp của họ vẫn không thay đổi được. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư đô thị ngày càng lớn hơn nhưng điều đó không có nghĩa là đô thị nghèo đi mà thực tế nó càng giàu lên rất nhiền.

phần môi trường như: vấn đề ô nhiễm không khí trong các đô thị ngày càng trầm trọng do các nhà máy ngày càng mở rộng quy mô, lượng phát thải ngày càng nhiều, số lượng phương tiện giao thông đô thị ngày càng tăng và đa dạng; ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt tài nguyên, v.v…

Vì vậy, để phát huy những điểm tích cực, hạn chế và xử lý những điểm tiêu cực do đô thị hóa mang lại, việc nghiên cứu quy hoạch và xây dựng đô thị theo hướng bền vững hay việc xây dựng đô thị bền vững (đô thị sinh thái) là việc vô cùng cần thiết trong quá trình phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu xây dựng đô thị sinh thái kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng vào việt nam (Trang 41 - 42)