Ngun tắc chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 26 - 28)

dựng từ vốn ngân sách nhà nước

1.3.2.1. Ngun tắc chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước

Xác định đúng các nguyên tắc hành động là điều kiện cần thiết để đấu tranh chống TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN một cách thành công. Do ĐTXD là một hoạt động thực tiễn nên thay đổi theo thời gian, theo cơng trình, hành vi trục lợi gây TTLP cũng biến đổi theo thời cuộc nên khó có thể tìm ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc chống TTLP. Dựa vào tổng kết thực tiễn, căn cứ vào thực chất và nguyên nhân của TTLP trong ĐTXD từ NSNN, có thể thấy, các nhà quản lý, để chống TTLP thành công, thường tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, phải có quyết tâm chống TTLP đến cùng và phải tập hợp được những người ủng hộ tham gia. Bởi vì chống TTLP là cơng việc nội bộ trong bộ máy nhà nước

là chính. Rất nhiều khi người ta lầm tưởng rằng, đấu tranh chống TTLP trong sử dụng vốn nhà nước là công việc thanh trừng nội bộ. Bản thân người chống thất thoát và

người làm thất thốt hoặc gián tiếp góp phần gây thất thốt đều có thể làm trong cùng một cơ quan, một hệ thống bộ máy quản lý nhà nước. Do đó, khi đấu tranh chống TTLP thường gặp tình huống vì nể, che đỡ cho nhau, vừa khó phát hiện sai phạm, vừa khó thi hành các biện pháp kỷ luật. Hơn nữa, để có thể rút tiền nhà nước chuyển thành tiền cá nhân các cán bộ gây thất thoát, chúng thường phải tổ chức thành “dây”, thành “cầu”, thành ê kíp che đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Nếu những người chống TTLP không quyết tâm, khơng có lực lượng ủng hộ thì khó phát hiện được sai phạm của họ, đơi khi cịn bị phản cơng, bị kỷ luật oan. Do đó, ngun tắc hàng đầu của chống TTLP là Nhà nước phải thể hiện rõ quyết tâm chính trị của mình và có đủ lực lượng để thực hiện.

Nguyên tắc thứ hai là phải chống TTLP một cách liên tục, chống có hệ thống, bài bản. Bởi vì, mỗi cá nhân, tổ chức bị kỷ luật vì làm TTLP vốn đầu tư của Nhà nước

thì lại có những cá nhân, tổ chức mới bổ sung. Khi nguồn vốn nhà nước còn rất lớn, khi cơ hội trục lợi vẫn còn, khi cịn có thể dùng quyền hạn để mưu lợi cá nhân thì cịn có người sa ngã, tham lam sử dụng tổ chức để bòn rút vốn nhà nước. Muốn chống TTLP một cách liên tục và hệ thống thì Nhà nước phải thiết lập được cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN một cách hiệu quả, nhất là chú trọng thanh tra, kiểm sốt và đào tạo cán bộ, cơng chức.

Nguyên tắc thứ ba là phát huy vai trò giám sát của xã hội, nhất là các cơ quan báo chí, cộng đồng dân cư liên quan đến cơng trình đầu tư, đối với các dự án đầu tư sử dụng NSNN. Bởi lẽ, không thể hy vọng cơ chế kiểm sốt của Nhà nước có thể làm

chủ hết mọi thông tin về dự án đầu tư sử dụng NSNN. Thậm chí, cả các dự án được xây dựng một cách công tâm nhất cũng không tránh khỏi sai sót. Do đó cần phát huy vai trị cung cấp thơng tin và giám sát trực tiếp của xã hội nhằm giảm thiểu cơ hội gây TTLP.

Nguyên tắc thứ tư nhằm quán triệt mục tiêu của chống TTLP trong đầu tư xây dựng từ vốn NSNN là tiết kiệm và hướng tới sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước. Hiệu quả vốn đầu tư nhà nước phải được xem xét trên bình diện quốc gia, có

tính dài hạn. Tránh biến chống TTLP thành công cụ phục vụ lợi ích bản vị, địa phương, tổ chức. Hơn nữa, cần phân định các TTLP do cố ý và do yếu kém năng lực

để có hướng xử lý phù hợp nhằm vừa đạt được mục tiêu chống TTLP, vừa bảo toàn sức mạnh của bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)