Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 81 - 83)

Công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ dự án, khảo sát, thiết kế cần được nâng cao chất lượng nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời TTLP trong ĐTXD, cụ thể là:

- Nâng cao năng lực thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư (thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật), của các sở xây dựng chuyên ngành (thẩm định thiết kế cơ sở) đối với các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách tỉnh. Nâng cao năng lực của các phòng chức năng của huyện đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách huyện.

- Quy định rõ các đơn vị tham mưu thẩm định phải đủ năng lực giúp chủ quản đầu tư, chủ đầu tư xem xét lại tất cả các nội dung mà dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã đề cập nhằm xác định lại lần cuối cùng tính chính xác, khoa học, tính hiệu quả của dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hơn nữa, công tác thẩm định phải được thực hiện một các nghiêm túc, chặt chẽ, chính xác từ các quy trình, quy định về thủ tục, từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ đến việc tính tốn kiểm tra lại, phản biện khoa học, đến việc tiếp cận thực tế gắn với tình hình kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, phong tục tập qn của địa phương.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Đơn vị, cá nhân cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm xem xét các quy trình, thủ tục, các quy định, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, các số liệu cần và đủ, xem xét các yếu tố để xem xét dự án, thiết kế có khả thi, có hiệu quả hay khơng, tính kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng cơng trình có đảm bảo hay khơng, khi có vấn đề nào chưa rõ phải yêu cầu nhà tư vấn báo cáo, giải thích làm rõ, nếu cần phải tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn sâu, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, các đơn vị tư vấn phải bố trí đủ các cán bộ thẩm tra có trình độ chun mơn cao, chun sâu, có trách nhiệm, nhiệt tình và phải độc lập với đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự tốn, đặc biệt tránh tình trạng thẩm tra chỉ là hình thức. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, các đơn vị tư vấn thẩm tra mới là một bộ phận phòng ban trong các đơn vị tư vấn thiết kế, hầu hết đều mới được thành lập, do vậy có hiện tượng hụt hẫng cán bộ đầu đàn, thiếu kinh nghiệm, phương pháp làm việc cịn thiếu chun nghiệp, có hiện tượng khốn cho các nhóm nhỏ thực hiện, do đó kết

quả thẩm tra thiếu độ tin cậy và nhiều khi thẩm tra chỉ là hình thức, ít phát hiện ra những sai sót trong thiết kế cũng như trong dự tốn. Trong khi đó chất lượng của cơng trình tốt hay xấu, tính chính xác của dự tốn cao hay thấp, một phần rất quan trọng phụ thuộc vào tính đầy đủ, nghiêm túc của việc thẩm tra thiết kế, dự tốn. Vì vậy, trước mắt tỉnh cần phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm tra trong các đơn vị tư vấn thẩm tra, cụ thể là yêu cầu các đơn vị có chức năng thẩm tra, ngồi các quy định về giấy phép hành nghề, quy định về năng lực như quy định của Luật Xây dựng về các đơn vị, cá nhân tư vấn thơng thường, thì cần yêu cầu thêm một số quy định ràng buộc như phải có thời gian, kinh nghiệm cơng tác và phải có chứng chỉ tham gia các lớp học bồi dưỡng như định giá cơng trình xây dựng, thẩm tra phản biện...từng bước hình thành các tổ chức tư vấn thẩm tra độc lập, chuyên nghiệp. Ngoài ra tỉnh nên có quy định ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị tư vấn thẩm tra trong việc không phát hiện được những sai sót trong các hồ sơ thiết kế, dự toán.

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)