Nguyên nhân từ góc độ nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 53 - 55)

- Nguyên nhân từ phía nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, thẩm tra thiết kế, dự toán, tư vấn đấu thầu, giám sát thi cơng, tư vấn kiểm tốn:

+Một số một số nhà tư vấn thiếu trách nhiệm, không làm đúng, làm đủ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mình, thường khảo sát sơ sài, tư liệu, số liệu thiếu chính xác, gây sai sót trong thiết kế, xác định biện pháp thi cơng không phù hợp với thực tế, trong dự tốn thì việc bóc tách khối lượng, áp đơn giá, chế độ chính sách khơng chính xác, dẫn đến phải làm đi làm lại, làm chậm tiến độ cơng trình. Đây là lỗi rất phổ biến mà ít khi được lượng hoá thành tiền. Đơn cử như dự án Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Thanh Hoá, đơn vị tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật và thi công, tư vấn là Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng (trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã lập dự án khơng chính xác, thiết kế khơng thực tế, không đúng tiêu chuẩn quy phạm làm tổng mức đầu tư tăng lên so với thiết kế ban đầu (gần 31,2 tỷ đồng) là 11,5 tỷ (làm trịn), mức đầu tư cơng trình “đội” lên gần 1/3 giá trị được phê duyệt ban đầu [10]. Nhiều nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư không đúng trách nhiệm của mình và có xu hướng đưa ra phương án chiều theo ý chí người lãnh đạo cơ quan chủ đầu tư để có việc làm và thu nhập. Một số nhà thầu tư vấn giám sát thiếu trách nhiệm, không làm đúng nhiệm vụ được giao, tạo sơ hở để các nhà thầu lợi dụng tăng khống khối lượng, rút bớt vật liệu, thay đổi chủng loại vật liệu, quyết toán gian dối, gây thất thoát ngân sách, ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình.

Mặt khác, năng lực thực tế của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu. Tồn tỉnh có gần 100 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, song chỉ có 14 cơng ty đủ năng lực ở từng mảng cụ thể. Thực tế chỉ có 3 cơng ty đảm bảo làm tốt chức năng của mình ở mọi mặt, có 7 doanh nghiệp có phịng thí nghiệm kiểm định chất lượng đủ điều kiện và được công nhận hợp chuẩn. Nhiều đơn vị tư vấn thiết kế chưa quan tâm lưu trữ hồ sơ thí nghiệm, thiếu biên bản lấy mẫu thí nghiệm hoặc lập biên bản chưa đảm bảo cơ sở pháp lý [53]. Năm 2006 và 2007 Sở Xây dựng tổ chức kiểm

tra hoạt động tư vấn xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trong tổng số 81 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn xây dựng trên địa bàn tỉnh thì có 59 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tư vấn xây dựng, số cịn lại có đăng ký kinh doanh trong từng lĩnh vực tư vấn nhưng chưa hoạt động hoặc ít hoạt động. Hiện tại, số doanh nghiệp hành nghề tư vấn xây dựng đủ điều kiện năng lực hoạt động xếp hạng (H1, H2) trong từng lĩnh vực tư vấn chỉ có 19 doanh nghiệp, số cịn lại chưa đủ điều kiện xếp hạng, cụ thể: lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình kiến trúc: 11 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 10 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); lập dự án ĐTXD cơng trình giao thơng: 6 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động (trong đó có 1 đơn vị đủ điều kiện được xếp hạng 1 và 5 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); lập dự án ĐTXD cơng trình thuỷ lợi: 2 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); thiết kế cơng trình kiến trúc: 10 đơn vị đủ điều kiện năng lực được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 9 đơn vị đủ điều kiện được xếp hạng 2); thiết kế cơng trình giao thơng: 6 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động được xếp hạng (trong đó 1 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 1 và 5 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2); thiết kế cơng trình thuỷ lợi: 2 đơn vị đủ điều kiện năng lực xếp hạng 2; lập dự án, thiết kế cơng trình điện: hầu hết các đơn vị chưa đủ điều kiện năng lực xếp hạng; khảo sát xây dựng: 1 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động xếp hạng 2 lĩnh vực khảo sát địa hình; giám sát thi cơng: 5 đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động xếp hạng 2 gồm: 2 giao thông, 2 thuỷ lợi, 3 kiến trúc (trong đó có 2 đơn vị đủ điều kiện xếp hạng 2 về hai lĩnh vực [38, tr.1-2].

- Nhà thầu thi công:

Hiện nay nhiều doanh nghiệp hành nghề thi công xây dựng không đủ năng lực về tài chính, máy móc, trang thiết bị, thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình nhận thầu nên khi triển khai thi công không đảm bảo chất lượng, tiến độ cơng trình. Mặt khác do phẩm chất, đạo đức, do chạy theo lợi nhuận, một số nhà thầu đã tìm cách ăn cắp, đánh tráo vật tư, vật liệu, bớt xén quy trình, quy chuẩn kỹ thuật,...làm cho cơng trình khơng đảm bảo chất lượng, gây TTLP.

Chẳng hạn như dự án tuyến đường Nghi Sơn – Bãi Trành chậm tiến độ do năng lực tài chính, thiết bị, kỹ thuật của nhà thầu (công ty Vĩnh Nguyên) thiếu và yếu. Một số công cụ như khoan cọc nhồi, ván khuôn, khung thép nhà thầu phải đi thuê. Thêm vào đó, đây là lần đầu tiên nhà thầu thi công cầu vượt đường bộ và đường sắt nên “vừa học, vừa làm”. Ban điều hành dự án đã nhiều lần có cơng văn gửi Bộ chủ quản nêu rõ khả năng Công ty Vĩnh Ngun khơng thể hồn thành nhiệm vụ, sớm điều chuyển việc thi công cầu vượt đường sắt và đường bộ cho đơn vị khác có năng lực hơn nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết [13].

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)