Nội dung chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 33)

ngân sách nhà nước

* Xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng cơng trình

Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng cơng trình bao gồm hai bộ phận: Quản lý chi NSNN và quản lý ĐTXD từ vốn NSNN. Trên thực tế, cả hai bộ phận này đều rất phức tạp và chịu sức ép từ nhiều phía khác nhau. Tuy nhiên, để chống TTLP vốn nhà nước, cần thiết lập cơ chế phân bổ vốn đầu tư hiệu quả. Tính hiệu quả của cơ chế này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Quản lý chặt chẽ các khoản chi đầu tư theo hệ thống định mức tiên tiến;

- Đảm bảo thứ tự ưu tiên trong sử dụng vốn nhà nước đã được chiến lược đầu tư chung xác định;

- Cho phép việc giải ngân nhanh chóng, giảm phiền hà, nâng cao trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức đối với việc sử dụng hiệu quả vốn nhà nước.

Cơ chế quản lý ĐTXD từ vốn NSNN phải đảm bảo tính hiệu lực, khách quan, giảm chi phí liên quan đến thủ tục đầu tư. Đồng thời cơ chế này phải đáp ứng yêu cầu chung đối với ĐTXD như bảo vệ môi trường, cảnh quan, an toàn, quy hoạch không gian…, cũng như yêu cầu giám sát của tổ chức hưởng thụ kết quả đầu tư. Do chủ đầu tư vốn nhà nước thường là một cơ quan nhà nước nên luật pháp phải quy định rõ quyền hạn của cơ quan này với tư cách chủ đầu tư để họ có khả năng giám sát chặt chẽ q trình đầu tư. Nếu khơng quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư vốn nhà nước sẽ có xu hướng bng lỏng q trình giám sát đầu tư. Ngồi ra, các dự án đầu tư bằng vốn NSNN phải tuân thủ một quy trình quản lý đầu tư chặt chẽ, trong đó trách nhiệm, quyền hạn của các bên tư vấn lập dự án, chủ đầu tư, thẩm định phải được quy định rõ theo một quy trình khoa học. Nếu quy trình và chế độ quản lý các dự án đầu tư từ NSNN được xây dựng tốt, các tổ chức và cá nhân liên quan có năng lực, công tâm và chấp hành kỷ luật quản lý tốt thì cơ hội cho TTLP sẽ giảm thiểu rất nhiều.

* Nâng cao chất lượng chiến lược, kế hoạch và quy hoạch đầu tư của Nhà nước.

Việc xác định đúng đắn chiến lược, kế hoạch và quy hoạch đầu tư của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chống TTLP. Xác định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đầu tư sai không những dẫn đến đầu tư kém hiệu quả, hoặc khơng có hiệu quả mà cịn dẫn đến hậu quả kìm hảm, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một khu vực hay một địa phương. Chiến lược , kế hoạch, quy hoạch đầu tư đúng khơng chỉ giảm lãng phí do nâng cao hiệu quả đầu tư trước mắt mà còn tạo điều kiện phát triển hiệu quả lâu dài, mang lại nhiều lợi ích cho dân cư của vùng, của khu vực và cả nước trên cơ sở nguồn lực như nhau. Vì vậy, xác định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đầu tư đúng sẽ hạn chế lãng phí trước khi đầu tư.

Chiến lược, kế hoạch quy hoạch đầu tư đúng thể hiện ở việc luận chứng đầu tư có đầy đủ cơ sở khoa học, phương thức xây dựng được chấp nhận rộng rãi, hạn chế các chỉ tiêu mơ hồ, không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động. Kế hoạch đầu tư đúng phải thể hiện ở sự lựa chọn đúng địa điểm đầu tư, đúng quy mơ dự án, dự tính trước vùng nguyên liệu, lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp, dự báo được khả năng bao tiêu sản phẩm, lực lượng xây dựng, nguồn vốn cho ĐTXD, phân tích thị trường, hiệu quả kinh tế… Kế hoạch đầu tư đúng phải bao hàm các phương án đầu tư xây dựng tối ưu, chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường, các giải pháp an toàn trong q trình thi cơng và quá trình khai thác sản xuất để khi dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng không dẫn đến những sự cố kỹ thuật gây hậu quả làm TTLP về vốn, tài sản và nhân lực.

Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đầu tư đúng còn phải bao hàm được các dự báo về triển vọng phát triển kinh tế xã hội, vị thế của địa phương, quốc gia trong môi trường chung và đánh giá được các biến đổi có thể xảy ra để có biện pháp đối phó dự phịng…

*Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức khảo sát, thiết kế, dự toán, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN

Trên thực tế, TTLP do chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự tốn khơng đảm bảo theo đúng u cầu về quy phạm, quy chuẩn của Nhà nước là rất lớn. Chính vì vậy, nếu chúng ta phịng ngừa tốt từ khâu này thì kết quả chống TTLP sẽ rất tốt.

Để nâng cao chất lượng và trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức khảo sát, thiết kế, dự toán, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN thường người ta áp dụng các phương cách sau:

- Quy định chặt chẽ về chất lượng hồ sơ dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN như trong hồ sơ phải cung cấp các số liệu khảo sát đúng với tình hình thực tế về địa chất, địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên, về đặc điểm về tài nguyên, nguồn nhân lực, về đặc điểm về nguyên liệu... tránh tối đa những sai sót gây hậu quả, dẫn đến TTLP trong quá trình thi công xây dựng công trình. Hơn nữa, hồ sơ thiết kế không những phải tuân thủ tiêu chuẩn định mức, quy phạm, quy chuẩn nhà nước, phải đánh giá được tính hợp lý giữa quy mơ thiết kế so với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, thống kê trung thực khối lượng thiết kế .... mà cịn phải đưa ra dự tốn tính tốn đúng đơn giá, chế độ chính sách của Nhà nước, áp dụng đúng giá cả theo từng loại vật tư, thiết bị có tính đến thời điểm tính tốn, thời điểm nghiệm thu thanh tốn, tính tốn khối lượng chính xác so với bản vẽ thiết kế, áp dụng quản trị rủi ro để tính tốn trước sự biến động của giá cả, tiền lương… nhằm đối phó với tình trạng nống giá của bên thi cơng vượt q giá trị thực của cơng trình, với sức ép của tổ chức thi công khi buộc phải phải điều chỉnh, sửa đổi thiết kế, tránh hiện tượng phải phá bỏ khối lượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh, bổ sung.

- Nâng cao trách nhiệm của đơn vị thẩm định dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN, buộc họ phải chịu kỷ luật hành chính và đền bù vật chất nếu khơng phát hiện ra những sai sót trong hồ sơ khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng, tổng dự tốn cơng trình, kể cả do năng lực yếu kém trong chun mơn. Hình phạt sẽ tăng cấp nếu tổ chức thẩm định thông đồng cùng nhà thầu để thẩm định sai lệch.

- Đề cao trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN. Nếu xảy ra sai sót hoặc phát hiện có TTLP trong thực thi dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN thì cơ quan và cá nhân phê duyệt không chỉ chịu trách nhiệm về

mặt hành chính mà cịn phải bồi thường vật chất nhằm nâng cao tránh nhiệm giám sát của họ. Muốn vậy, phải phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong cơ quan phê duyệt để có cơ sở truy cứu trách nhiệm. Không nên để một dự án sai mà khơng có cá nhân và cơ quan phê duyệt chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cần yêu cầu các cá nhân và cơ quan phê duyệt phải có đủ trình độ và thông tin cần thiết để phê duyệt dự án. Làm được như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ phê duyệt dễ dãi, hạn chế nguy cơ TTLP khi chưa sử dụng vốn đầu tư.

* Chống TTLP trong đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN trong khâu đấu thầu

Đấu thầu là hoạt động cần thiết nhằm giao cơng trình xây dựng cho nhà thầu có năng lực, uy tín và chi phí thấp nhất. Để chống TTLP trong đấu thầu cơng trình xây dựng từ vốn NSNN, cần hoàn thiện quy chế đấu thầu, nhất là các quy định về sự trung thực của hồ sơ, bí mật thơng tin, tiêu chí lựa chọn, hình thức đầu thầu…

Ngồi ra, cần thiết lập kỷ luật thực thi đấu thầu nghiêm minh bằng cách đưa ra các chế tài đủ mạnh nhằm trừng phạt các cá nhân, tổ chức thông thầu, làm lộ thông tin hoặc cố tình tổ chức đấu thầu giả…

* Chống TTLP trong ĐTXD từ nguồn NSNN trong khâu thanh tra, giám sát thi công

Để chống TTLP, cần lựa chọn và đào tạo thanh tra viên trong lĩnh vực ĐTXD một cách chuẩn mực sao cho họ thành thạo các kỹ năng kiểm tra, giám sát cả việc thi công lẫn việc sử dụng vốn và đánh giá chất lượng cơng trình. Ngồi ra, cần phải trang bị cho họ các phương tiện đo, đếm, thẩm định chất lượng cần thiết nhằm đưa công việc thanh tra, giám sát đi vào chuẩn tắc. Đồng thời, cần đặt ra yêu cầu cao về đạo đức, kỷ luật hành nghề cho các thanh tra viên đi đôi với việc bảo vệ họ một cách hiệu quả trước sự tấn cơng của các cá nhân tha hố. Một vấn đề quan trọng nữa là phải có chế độ lương bổng thoả đáng để ràng buộc trách nhiệm của thanh tra viên vào quá trình ĐTXD cũng như thu hút được người tài bổ xung vào đội ngũ của họ. Tránh bố trí cán bộ yếu kém, do không làm được ở bộ phận khác vào thanh tra.

Để chống TTLP trong khâu nghiệm thu cơng trình, người ta thường áp dụng các phương thức giám định chất lượng cơng trình tiên tiến, trong đó cơng nghệ giám định và phương tiện kỹ thuật phải bảo đảm yêu cầu. Tuy nhiên, biện pháp nghiệm thu hiệu quả là sử dụng các phương pháp quản lý chất lượng theo q trình, ví dụ tiêu chuẩn ISO, và sự trung thực của cán bộ nghiệm thu. Để chống hiện tượng thông đồng, móc ngoặc trong nghiệm thu cơng trình, cần đặt u cầu bảo hành chất lượng nghiệm thu theo thời gian và chế độ gắn trách nhiệm của bên thi cơng với q trình sử dụng sau này của cơng trình. Nên đưa các yêu cầu này vào hợp đồng thuê thi cơng xây dựng.

Ngồi ra, chủ đầu tư cần chú trọng tìm cơ quan tư vấn hoặc cá nhân cán bộ kỹ thuật có uy tín, có trình độ trong lĩnh vực nghiệm thu cơng trình xây dựng.

* Chống TTLP trong ĐTXD từ nguồn NSNN trong khâu thanh quyết toán vốn

đầu tư

Vốn ĐTXD chỉ được thanh toán cho cho giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành, đủ thủ tục pháp lý theo quy định như có quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế, dự tốn thi cơng, phê duyệt đơn vị trúng thầu, phê duyệt kế hoạch vốn...có đủ điều kiện thanh toán như hợp đồng giữa chủ đầu tư (Bên A) và nhà thầu (Bên B), có nghiệm thu khối lượng thực hiện, bên A chấp nhận và đề nghị thanh toán...

Khi dự án đầu tư đã hồn thành sẽ được nghiệm thu, quyết tốn vốn đầu tư xây dựng dự án hoàn thành để bàn giao lại cho đơn vị sử dụng quản lý và khai thác. Toàn bộ vốn ĐTXD dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành dự án đều được nghiệm thu đầy đủ và báo cáo quyết toán sẽ được thẩm tra để phê duyệt. Khâu thẩm tra quyết tốn chính xác giúp ngăn chặn tình trạng quyết toán khống bằng thủ đoạn thay đổi chủng loại vật liệu, tự ý thay đổi thiết kế, ăn bớt khối lượng...góp phần ngăn chặn TTLP vốn đầu tư. Ngoài ra, cần đề ra các chế tài có khả năng xử lý kỷ luật các sai phạm trong khi thanh quyết toán nếu được phát hiện về sau này.

Chương 2

thực trạng thất thoát, lãng phí và chống

thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)