Kiện toàn bộ máy các ban quản lý dự án tiến tới chuyển đổi thành công ty tư vấn quản lý dự án

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 75 - 77)

công ty tư vấn quản lý dự án

Để tạo điều kiện cho phép chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, tiến độ xây dựng cơng trình kể từ giai đoạn chẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật cần cải tổ mơ hình ban quản lý dự án đầu tư vốn nhà nước, cụ thể là:

- Đối với trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án, Ban quản lý dự án phải là người đại diện cho chủ đầu tư thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng của cơng trình. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền. Chất lượng của cơng trình, dự án có đảm bảo theo yêu cầu thiết kế hay không, dự án có xảy ra

TTLP hay khơng cần quy về trách nhiệm của ban quản lý dự án và năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ. Trước mắt cần khẩn trương bổ xung các điều kiện và năng lực còn thiếu cho các ban quản lý dự án nhóm B, C của các ngành, địa phương mà hiện tại chưa đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Cố gắng tránh tình trạng giám đốc các ban quản lý là cán bộ kiêm nhiệm (thường là chánh, phó thủ trưởng đơn vị) khơng có trình độ chun mơn, nghiệp vụ về xây dựng. Về lâu dài, cần kiện toàn bộ máy các ban quản lý dự án không những đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP, mà còn phù hợp với từng dự án và phải hoạt động có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, cần tuyển chọn, bổ sung cán bộ cho các ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án, loại cấp cơng trình và cơng việc. Cán bộ quản lý dự án phải có văn bằng chứng chỉ đào tạo phù hợp với cơng việc được giao và chứng chỉ đó phải do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng. Do Thanh Hoá hàng năm phải quản lý gần 200 đầu mục cơng trình ĐTXD, trong đó chủ yếu là các dự án nhóm C, mà chủ yếu là đầu tư xây dựng các lớp học, các trung tâm y tế huyện, trụ sở các xã, phường, thị trấn, các đường giao thông liên xã, các trạm bơm, kênh mương nội đồng...nên việc kiện toàn bộ máy ban quản lý dự án theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP cho thấy trước là rất khó khăn, địi hỏi quyết tâm cao và cách làm thích hợp của UBND tỉnh.

Theo chúng tơi, Thanh Hố nên triển khai nhanh việc thực hiện Luật Xây dựng, Nghị định 16/2005/NĐ-CP bằng việc thành lập các đơn vị tư vấn quản lý dự án để làm cơng tác quản lý dự án chun nghiệp, vì làm như vậy sẽ giải quyết được các bất cập đã nêu về quản lý ĐTXD gây TTLP ở Thanh Hoá. Hơn nữa, với mơ hình đơn vị tư vấn, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện, năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý dự án một cách hiệu quả, đồng thời giảm nhẹ công việc nghiệp vụ cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư chỉ nên giữ lại trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý

dự án. Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đã có 05 Ban quản lý dự án của các sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đủ điều kiện xếp hạng 1 và một số Ban quản lý dự án thuộc thành phố, thị xã và một số sở như Giáo dục và Đào tạo, Y tế đủ điều kiện xếp hạng 2. Các Ban quản lý dự án này hoạt động theo mơ hình sự nghiệp tự trang trải từ nguồn phí quản lý dự án. Trước mắt tỉnh cần có chính sách hồn thiện các ban quản lý này để chuyển đổi thành các công ty tư vấn quản lý dự án, ngoài ra bổ sung chức năng cho một số đơn vị tư vấn đủ điều kiện hoạt động tư vấn quản lý dự án và tỉnh cần ban hành văn bản quy định các chủ đầu tư khơng đáp ứng u cầu trình độ chuyên môn, bắt buộc phải hợp đồng với các đơn vị tư vấn quản lý dự án để quản lý dự án. Đối với các dự án lớn thì phải tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn quản lý dự án.

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)