nhà nước phải bắt đầu từ việc tuyên truyền, động viên và nâng cao trách nhiệm của người có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng
Nói về nguyên nhân chủ yếu của TTLP trong ĐTXD bằng vốn NSNN, nhiều nhà quản lý thường đổ lỗi là do “cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng
chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; do sự bất cập giữa thể chế nhà nước với quy luật thị trường và xã hội; do thể chế tổ chức và quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp các cải cách về luật lệ và chính sách kinh tế...” Điều đó cần phải được nhìn nhận lại. Có đúng là tình trạng TTLP trong ĐTXD bằng vốn NSNN trong thời gian qua do nguyên nhân chủ yếu là cơ chế, chính sách hay khơng? Chúng ta quay lại thời kỳ bao cấp cách đây hơn hai chục năm, lúc ấy làm gì có đầy đủ các văn bản pháp luật như bây giờ. Các cơng trình xây dựng từ NSNN, nếu để xảy ra lãng phí vài khối bê tơng, vài tấc gỗ, công nhân lấy vài “cặp lồng” xi măng, vài thanh sắt, đã bị lên án, bị kỹ luật rất nặng chứ đâu có chuyện thất thốt, lãng phí lớn và nghiêm trọng như hiện nay. Phải chăng nếu những người có liên quan trong quản lý ĐTXD có tâm trong sáng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không tiêu cực, tham nhũng thì chắc chắn sẽ khơng xảy ra TTLP trong ĐTXD từ vốn NSNN nghiêm trọng như những năm vừa qua. Có thể nói rằng nguyên nhân thiếu, chưa đồng bộ về văn bản pháp luật về cơ chế chỉ là nguyên nhân khách quan, dễ bị lợi dụng nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn đến TTLP trong ĐTXD từ NSNN. Nguyên nhân về con người có liên quan trong q trình quản lý ĐTXD là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của sự TTLP trong ĐTXD từ NSNN. Điều đó thể hiện ở chỗ tinh thần trách nhiệm yếu kém của người lãnh đạo, của công chức, của các chủ thể thị trường. Đối với người lãnh đạo đó là bệnh chạy theo hình thức, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật. Đối với cơng chức đó là bệnh xu nịnh cấp trên, là thói quen xin – cho, hạch sách, thiếu ý thức trách nhiệm. Đối với chủ thể thị trường, đó là bệnh coi thường trách nhiệm đối với hợp đồng kinh tế, lẩn, lách pháp luật, chạy theo lợi nhuận khơng chính đáng. Những căn bệnh đó dẫn tới chỗ con người bị sa sút đạo đức thể hiện dưới dạng đòi hối lộ, đưa đút lót, thơng đồng, móc ngoặc, gian lận..Ngồi ra còn phải kể đến năng lực yếu kém của con người trong các khâu của quá trình đầu tư.
Với những nhận định như vậy, chúng ta cần tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm, vận động quần chúng bảo vệ tài sản nhà nước. Do vậy, trong cơng tác phịng chống TTLP trong ĐTXD từ NSNN phải biết phát huy vai trị tích cực của quần chúng, cụ thể là đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong các cơ
quan, doanh nghiệp có hoạt động ĐTXD để họ tự giác tham gia bảo vệ tài sản và tích cực tố giác mọi hành vi tham nhũng gây TTLP. Để đạt được yêu cầu này, trước hết, phải dựa vào cấp uỷ Đảng và các tổ chức quần chúng của đơn vị chủ quản để chủ động phối hợp, phổ biến và tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phịng, chống TTLP trong ĐTXD từ NSNN. Nội dung tuyên truyền có thể được lồng ghép với chương trình khác của các ngành, các cấp và cần tập trung vào các địa bàn trọng điểm, các cơng trình xây dựng lớn, trong đó chú ý vào các khâu, các giai đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư, thi cơng xây lắp mà thường có TTLP. Tuyên truyền những nội dung cơ bản của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế đấu thầu và các văn bản có liên quan tới quản lý đầu tư và xây dựng, công khai các dự án ĐTXD cả về quy mô, vốn, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công xây lắp...trên các phương tiện thông tin đại chúng để quần chúng cùng tham gia giám sát.