Mặt yếu của công tác chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 59 - 63)

dựng từ vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Thanh Hố

Đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc, cơng tác chống TTLP trong ĐTXD từ NSNN trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục, đó là:

- Mặc dù tỉnh đã coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra ĐTXD, nhưng chất lượng một số cuộc thanh tra, kiểm tra ĐTXD còn thấp, biện pháp xử lý một số trường hợp chưa dứt điểm, đơn vị chủ quản còn xử lý chưa kiên quyết và nghiêm minh. Ví như năm 2006, thanh tra kiến nghị xử lý hành chính 6 vụ 14 người, nhưng các đơn vị chủ quản chỉ thực hiện xử lý được 2 vụ 8 người; năm 2007 Thanh tra kiến nghị xử lý hành chính 17 người, nhưng các đơn vị chủ quản mới xử lý được 14 người. Trên thực tế, dù đã có Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý cơng trình hạ tầng đơ thị và quản lý sử dụng nhà, nhưng do mức độ xử phạt theo quy định cịn thấp nên tính răn đe chưa cao. Ví như qua thanh tra thực hiện ĐTXD chương trình 135 và Trung tâm cụm xã tại các huyện miền núi Thanh Hoá, số tiền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 126/2004/NĐ-CP là 45.900.000đồng, quá ít so với mức vi phạm. Ngoài ra, tỉnh chưa xử lý trách nhiệm đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, TTLP mà khơng tự mình phát hiện để xử lý. Nội bộ từng đơn vị chưa có biện pháp tích cực để phát hiện, đấu tranh chống các hành vi tham nhũng, lãng phí.

- Thời gian qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành nhưng chưa đồng bộ, còn nhiều nội dung chưa rõ và bất cập nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện. Tỉnh chưa chủ động ban hành văn bản quy định tạm thời nhằm tháo gỡ vướng mắc, nên gây gián đoạn, làm chậm tiến độ triển khai; chưa có văn bản quy định về sự phối hợp hành động giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra, thanh tra, điều tra, xét xử, giữa cơ quan Đảng, chính quyền các cấp trong xử lý các vi phạm trong ĐTXD; các ngành chức năng như Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính... chưa có đủ các văn bản hướng dẫn chuyên ngành, liên ngành nhằm thực hiện, chấn chỉnh các sai phạm dẫn đến các phần tử cơ hội, tiêu cực, tham nhũng lợi dụng những sơ hở đó để cố ý làm trái gây TTLP trong ĐTXD trên địa bàn tỉnh.

- Năng lực và trách nhiệm của nhiều chủ đầu tư chưa cao, như chủ đầu tư chưa quan tâm đến công tác cập nhật các văn bản của nhà nước quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, cán bộ của các ban quản lý dự án vừa yếu lại vừa thiếu. Một số chủ đầu

tư cịn phó thác cho tư vấn việc chuẩn bị hồ sơ dự án, đặc biệt có trường hợp cịn phó thác cho nhà thầu. Công tác kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu hồ sơ thiết kế sơ sài nên không phát hiện được những sai phạm của các nhà thầu tư vấn. Nhiều khi chủ đầu tư bỏ qua công tác kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về năng lực của các nhà thầu tư vấn xây dựng dẫn đến hồ sơ dự án kém chất lượng, hoặc có sự thơng đồng giữa nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây lắp cơng trình gây TTLP trong ĐTXD.

Ngồi ra, khi triển khai thi cơng xây lắp, cơng tác giám sát các loại vật tư, vật liệu đưa vào cơng trình thường chưa làm tốt, thường khốn trắng cho các nhà thầu mà không kiểm tra, kiểm soát. Ban quản lý dự án tư vấn quản lý dự án, giúp chủ đầu tư thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, thế nhưng điều kiện năng lực hoạt động của các ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn nhiều bất cập, việc cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp giám sát thi công thường khơng đảm bảo trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thường là kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nước, cán bộ giám sát năng lực yếu, có khi khơng đúng chuyên ngành, không nắm vững các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước có liên quan đến phần việc giám sát, chưa tham mưu đề xuất cho chủ đầu tư đưa ra các quy trình giám sát chất lượng thi cơng của nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình, chưa nắm rõ các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam có liên quan đến công việc thực hiện trên hiện trường, dẫn đến giám sát chất lượng không đúng các bước quy định trong quản lý đầu tư xây dựng. Cán bộ giám sát thi công xây dựng hầu như khơng thường xun có mặt tại hiện trường để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi cơng, kiểm tra, giám sát xây lắp theo quy định dẫn đến chất lượng quản lý của chủ đầu tư ở nhiều cơng trình cịn thấp, có nhiều sai sót.

- Năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Qua kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng chỉ có 19/81 doanh nghiệp tư vấn đủ điều kiện năng lực hoạt động được xếp hạng trong từng lĩnh vực tư vấn [38, tr.1], dẫn đến chất lượng hồ sơ nhiều khi khơng đảm bảo, số liệu thiếu chính xác gây nên TTLP.

- Về phương diện các nhà thầu xây lắp, hiện nay trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hành nghề xây dựng phát triển nhanh về số lượng, nhưng năng lực khơng đồng đều, nhiều doanh nghiệp khơng có đủ phương tiện kỹ thuật, xe máy thiết bị thi công, thiếu cán bộ, thiếu vốn, nhưng vẫn tham gia vào công tác thi công xây lắp. Mặt khác do chạy theo lợi nhuận, một số nhà thầu đã tìm mọi cách ăn bớt hoặc đánh tráo vật tư vật liệu, khai khống khối lượng, không thực hiện theo đúng quy trình, quy phạm về kỹ thuật xây lắp làm cho cơng trình bị rút ruột, có chất lượng thấp gây TTLP. Tất cả những yếu kém đó chưa được tỉnh Thanh Hoá chú trọng khắc phục nên hiện tượng TTLP khó thuyên giảm.

Chương 3

phương hướng và giải pháp tăng cường chống

thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)