Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 100 - 102)

Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Những kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp

3.5.2. Đối với Bộ Tài chính

- Trên cơ sở kế hoạch về nguồn lực để thực hiện CTMT đƣợc xây dựng ban đầu, Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ, ngành liên quan, thực hiện xây dựng dự toán trung hạn hoặc dự tốn của cả CTMT, có phân chia theo từng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn. Từ đó, giúp cho các cơ quan thực hiện CTMT đƣợc chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm chi phí cho cơng tác lập dự tốn hàng năm; đặc biệt là hạn chế việc giao dự toán chậm ảnh hƣởng đến tiến độ và hiệu quả

thực hiện CTMT, ảnh hƣởng đến cơng tác kiểm sốt, thanh toán của Kho bạc do việc chi tiêu thƣờng dồn vào cuối năm.

- Nâng cao chất lƣợng dự toán chi CTMT: Dự toán chi là điều kiện đầu tiên, quan trọng để thực hiện chi CTMT. Chất lƣợng của dự toán chi ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ chi của CTMT và ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác kiểm sốt chi của KBNN. Vì vậy, cần hồn thiện quy trình lập, duyệt, phân bổ dự tốn CTMT một cách khoa học với thời gian hợp lý; đảm bảo dự toán các CTMT đƣợc chính xác, đáp ứng các nhiệm vụ chi của chƣơng trình và đƣợc giao ngay từ đầu năm.

-Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của CTMT: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi là căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán, thực hiện chi tiêu và kiểm soát chi ngân sách. Tuy nhiên, do phạm vi và tính chất đa dạng của CTMT, cho nên việc ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách cho các CTMT là việc hết sức khó khăn, phức tạp. Song để khắc phục những hạn chế (nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng) thì trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc phân cấp xây dựng, ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho chính quyền địa phƣơng. Nhƣ vậy, vừa đảm bảo tính phù hợp của chế độ (nhất là đối với những CTMT có địa bàn triển khai ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn), vừa tăng cƣờng quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong quản lý, chi tiêu nguồn vốn CTMT; ngồi ra cịn khắc phục đƣợc tình trạng khơng đầy đủ, lạc hậu của hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện nay.

- Về vấn đề cam kết chi: Cam kết chi là một vấn đề rất mới đối với cả cơ quan Kho bạc, Tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong điều kiện quản lý CTMT còn nhiều hạn chế: chất lƣợng dự tốn chƣa cao, trong q trình thực hiện phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần; dự tốn giao tổng số, khơng giao theo chi tiết; kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm phân bổ theo dự án mà không phân bổ

chi tiết cho từng hạng mục cơng trình, từng hợp đồng…, thì khi triển khai thực hiện cam kết chi, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.

Để phát huy những lợi ích của việc triển khai thực hiện cam kết chi và tạo điều kiện cho cơng tác kiểm sốt cam kết chi đƣợc thuận lợi, cần tăng cƣờng việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ NSNN theo phƣơng thức mua sắm tập trung. Đồng thời, ngay từ bây giờ cần có chính sách thống nhất quản lý các nhà cung cấp nhƣ: quy định điều kiện đƣợc cung cấp hàng hóa cho khu vực cơng (quy mô hoạt động, tiêu chuẩn chất lƣợng, chính sách giá, chấp hành nghĩa vụ thuế…); quản lý, cập nhật đầy đủ thông tin về nhà các nhà cung cấp (tên, mã số, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, tình trạng hoạt động,…); điều chỉnh thơng tin về nhà cung cấp kịp thời khi có sự thay đổi, cũng nhƣ quy định công khai thông tin về nhà cung cấp và công khai kết quả cam kết chi... Từ đó, giúp cho khu vực cơng có điều kiện lựa chọn đƣợc những nhà cung cấp tốt, nâng cao hiệu quả giám sát nhà cung cấp, hỗ trợ cho việc quản lý cam kết chi minh bạch, hiệu quả; đồng thời, tạo điều kiện cho cơng tác thanh tốn đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác, đúng đối tƣợng, hạn chế rủi ro trong thanh tốn và tăng cƣờng thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Cần quy định cụ thể, chi tiết hơn về các trƣờng hợp điều chỉnh, bổ sung hợp đồng mua bán làm tăng giá trị hợp đồng đến mức nào thì phải thực hiện cam kết chi, tránh tình trạng đơn vị sử dụng ngân sách “lách” chế độ để thực hiện bổ sung, điều chỉnh hợp đồng nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc có thể chia nhỏ gói thầu ra để thực hiện ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp, tránh không phải thực hiện cam kết chi…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)