2.2.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tình hình huy động tiền gửi TK
2.2.3.1 Tí nh an t oàn bả o mật
Vấn đề bảo mật thông tin ln đem đến những lo ngại cho hai phía người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ, đồng thời là một bài tốn nan giải cho khơng chỉ các nhà quản trị hệ thống mà cho cả các nhà lãnh đạo. Đặc biệt với hệ thống NH, nơi mà hệ thống CNTT chi phối toàn bộ hoạt động và luồng trao đổi thơng tin qua hệ thống CNTT chính là “luồng tiền” thì vấn đề an tồn bảo mật thơng tin mang tính quyết định. Bảo mật và an tồn thơng tin có quan hệ chặt che với quản trị rủi ro tác nghiệp nên nếu NH không đảm bảo được an ninh thông tin, không chỉ những dịch vụ mới như NH trực tuyến bị ảnh hưởng mà những hoạt động truyền thống như huy động vốn và cho vay cũng bị vạ lây.
Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và CNTT trong giai đoạn 3 năm (từ 2006- 2008), vấn đề bảo mật, an tồn thơng tin, trong đó bao gồm cả thơng tin cá nhân, luôn được các doanh nghiệp đánh giá là một trong những rào cản lớn nhất (xếp thứ 3 trong số 7 trở ngại lớn nhất) đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Theo
số liệu khảo sát của Gartner và Cyber Security Industry Alliance, có 14% số người được hỏi đã ngừng sử dụng dịch vụ thanh tốn hóa đơn trực tuyến và 4% ngừng luôn cả việc sử dụng dịch vụ NH trực tuyến (lưu ý số liệu này không thống kê về khách hàng trong nước).
Xác định an tồn, bảo mật như một yếu tố khơng thể thiếu trong chất lượng dịch vụ, thậm chí con được đặt lên hàng đầu, các NH đã mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư và triển khai những giải pháp tốt nhất. Các quy trình, thủ tục, cơng nghệ đã được đặt ra nhằm mục đích gia tăng mức độ an toàn, bảo mật cho hệ thống thơng tin và khách hàng. Ví dụ: mọi giao dịch trực tuyến phải có mật khẩu đăng nhập, một số trang web NH điện tử yêu cầu phải nhập mật mã bằng bàn phím ảo, các bãi đậu xe được thiết kế trong khuôn viên NH, hoặc cụ thể hơn, tại Hội sở NH ACB, việc kiểm đếm- thu chi vàng giữa khách hàng giao dịch và NH được diễn ra trong phong kín để người ngồi khơng quan sát thấy, …
2.2.3.2 Hình ảnh ngân hàng
Kể từ khi Pháp lệnh NH nhà nước và Pháp lệnh về các Tổ chức tín dụng ra đợi, ngành NH Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mơ. Do đó, để khách hàng dễ dàng biết, nhận dạng thương hiệu và lựa chọn, các NH đã mạnh dạn đầu tư hơn về hình ảnh của mình.
Hầu hết các NH ngày nay đều có quy định về đồng phục nhân viên, cách bài trí nội – ngoại thất NH, logo, câu khẩu hiệu (slogan) mang dấu ấn riêng của mình. Ví dụ: NH ACB lựa chọn câu khẩu hiệu là “NH của mọi nhà”, NH Quân đội có câu “Vững vàng tin cậy”, hay của NH Sacombank là “Ươm mầm cho những ước mơ”, … Một số NH lựa chọn hình thức xây dựng hình ảnh bằng các chương trình cộng đồng, an sinh xã hội như: xây dựng nhà tình nghia tình thương, bảo trợ bà mẹ Việt Nam anh hùng, mổ mắt cho người mù nghèo, trao học bổng cho học sinh sinh viên nghèo hiếu học, tài trợ các phong trào văn hóa, văn nghệ...
Khi hình ảnh NH có sự ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng, lượng khách sử dụng dịch vụ của NH cũng se giảm đi. Thực tế cho thấy mặc dù việc ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt đã được giải thích rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông rằng đây chỉ là việc cá nhân, khơng liên quan gì tới hoạt động NH, đặc biệt là NH Á Châu, nơi bầu Kiên từng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, song từ đầu giờ
chiều 21/8/2013, Hội sở ACB tại TP.HCM đã đông nghịt người đến rút tiền. Sự việc trên cho chúng ta thấy mức độ ảnh hưởng to lớn của Hình ảnh NH đến quyết định gửi TK của khách hàng.
2.2.3.3 Lợi ích tài ch í nh
Lãi suất tiền gửi luôn là một vấn đề nóng bỏng trong hoạt động NH. Phần lớn các kết quả nghiên cứu và các nhà quản trị NH đều cho rằng Lãi suất tiền gửi nói riêng và Lợi ích tài chính nói chung, có mức ảnh hưởng to lớn đến quyết định gửi TK của khách hàng. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2010-2011, các NH chạy theo cuộc đua lãi suất để tăng sức cạnh trong trong việc huy động vốn gửi TK. Để có thể huy động vốn trong giai đoạn tháng 5 năm 2011, nhiều NH đã phải trả mức lãi suất huy động thực 19- 20%/năm, thậm chí lên đến 21%/năm (gấp rưỡi mức lãi suất huy động trần 14%) đối với những món tiền gửi có giá trị lớn khoảng vài tỷ đồng (Phần lãi suất chênh lệch được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau mà không thể hiện trên các báo cáo). Thời gian ấy, người có tiền gửi TK thường ln nghe ngóng, tham khảo, so sánh lãi suất tiền gửi giữa các NH khác nhau để quyết định lựa chọn, thay đổi NH giao dịch. Tuy nhiên, việc chạy đua lãi suất cho đến nay vẫn để nhiều hệ lụy cho hệ thống NH. Trong thời gian Nhà nước áp đặt lãi suất huy động trần và kiểm tra, thanh tra gắt gao thì lãi śt giữa các NH hầu như khơng có sự khác biệt đáng kể. NH buộc phải tìm ra chiến lược mới phi lãi suất để gia tăng sức huy động tiền gửi cho mình.
2.2.3.4 Lợi ích phi tài c hính
Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều NH trong và ngồi nước, trình độ cơng nghệ, sản phẩm gần như khơng có sự khác biệt, các NH chỉ có thể nâng cao tính cạnh tranh bằng việc tạo lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng, dành cho họ một số lợi ích phi tài chính kèm theo.
Hiểu rõ tâm lý khách hàng, một số NH đã biết khai thác, đưa ra chính sách đối xử phù hợp với từng phân khúc khách hàng: Các khách hàng VIP được ưu tiên đối xử, ưu đãi, phục vụ chu đáo… Các chính sách: chúc mừng khách hàng nhân dịp sinh nhật, ngày Lễ Quốc tế Phụ Nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, linh hoạt cho rút vốn/ chuyển nhượng, hay như ưu tiên phục vụ người già, phụ nữ mang thai… được các NH triệt để tận dụng.
2.2.3.5 Sản phẩm dịch vụ cung cấp
Khác với khách hàng vay tiền với tâm lý “cần” NH, khách hàng gửi tiền TK có nhiều chủ động hơn khi lựa chọn NH và sản phẩm dịch vụ se sử dụng. Vậy làm sao để khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ mà NH cung cấp, đồng thời có động lực duy trì mối quan hệ lâu dài với NH là một câu hỏi đặt ra cho nhà quản trị. Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ se góp phần giúp NH đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người sử dụng, duy trì nguồn vốn huy động cũ và gia tăng nguồn vốn huy động mới.
Khơng riêng ở Việt Nam, các tổ chức tài chính trên thế giới đang hướng đến mơ hình NH đa năng (universal banking). Triết lý của xu hướng này là mở rộng danh mục khách hàng bằng cách bán nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn cho mỗi khách hàng. Các NH ngày nay ngoài những sản phẩm TK truyền thống, họ con đưa ra vơ số loại hình TK hiện đại, kèm theo các dạng gói sản phẩm độc đáo khác nhau để thu hút khách hàng. Ví dụ: đa dạng hóa về loại hình TK (TK truyền thống, TK bậc thang, TK gửi góp…), đa dạng về kỳ hạn gửi cũng như các loại tiền tệ huy động,… Ngoài ra, các NH thi nhau thiết kế các dạng gói sản phẩm liên kết như: tự động trích từ tài khoản lương ATM, tài khoản thanh tốn để gửi TK định kỳ; khách hàng duy trì một số dư TK nhất định và vay một số tiền nhất định thì se được ưu đãi về lãi śt, miễn phí dịch vụ NH qua điện thoại, tư vấn miễn phí một vài lần trong năm…; gửi TK được tặng bảo hiểm nhân thọ,… Có thể kể đến một vài sản phẩm mới lạ như Sản phẩm TK rút gốc từng lần của NH ngoại thương Việt Nam, Sản phẩm “Tiết kiệm cho con” của NH Quân đội MB, Tích lũy- Phát lộc Bảo tín của NH Cơng thương Việt Nam,…
2.2.3.6 Sự t iện lợi
Bằng chứng cho thấy sự tiện lợi là một tác nhân ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ NH chính là việc các nhà băng tích cực mở rộng kênh phân phối bán le qua khai trương các chi nhánh và phong giao dịch mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đang tăng cao của dân cư và các doanh nghiệp. Mở rộng mạng lưới giao dịch, tăng cường thời gian giao dịch ngoài giờ giúp cho NH tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh. Giai đoạn 2007-2012 cho thấy sự bùng nổ của hệ thống mạng lưới giao dịch của các NH. Thậm chí, người dân ở các thành phố lớn con có câu: “Ra ngõ gặp NH” để ám chỉ điều này. Tuy nhiên, trong giai đoạn tái cấu trúc hiện nay, việc mở rộng mạng lưới NH đã được NH nhà nước thắt chặt lại bằng việc ban hành
Thông tư 21 quy định về mạng lưới hoạt động của các NH (hiệu lực từ ngày 21/10/2013).
Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang