.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bànTPHCM (Trang 59 - 61)

Phân bổ theo mẫu ( n = 206 ) Số lượng Tỷ lệ % trong mẫu

Giới tính Nam 95 46% Nữ 111 54% Tổng 206 100% Độ tuổi Từ 18 đến dưới 25 tuổi 31 15% Từ 25 đến dưới 40 tuổi 68 33% Từ 40 đến dưới 55 tuổi 70 34% Từ 55 tuổi trở lên 37 18% Tổng 206 100% Thu nhập bình quân / tháng Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng 96 47% Từ 10 đến dưới 20 triệu đồng 63 31% Trên 20 triệu đồng 47 23% Tổng 206 100% Trình độ học vấn Dưới Cao đẳng 35 17%

Cao đẳng, Đại học 143 69%

4 Phụ lục 2: Bảng thang đo các biến chi tiết 5 Phụ lục 4: Biểu đồ và thống kê mô tả mẫu

Phân bổ theo mẫu ( n = 206 ) Số lượng Tỷ lệ % trong mẫu

Sau Đại học 28 14%

Tổng 206 100%

Nghề nghiệp

Cán bộ, công nhân viên nhà nước 33 16%

Nhân viên DN ngoài quốc doanh 90 44%

Kinh doanh tự do 67 33%

Nội trợ 16 8%

Tổng 206 100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

- Thống kê theo giới tính: Trong số 206 phiếu khảo sát thu về hợp lệ, tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch, số lượng nữ được khảo sát nhiều hơn với 111 người (tương ứng với tỷ lệ 54%) và có 95 người trả lời là nam (tương ứng với tỷ lệ 46%).

- Thống kê theo độ tuổi: Trong số người được khảo sát, chiếm đa số là nhóm tuổi “Từ 25 đến dưới 40 tuổi”, với 68 người (chiếm 33%). Nhiều thứ 2 là nhóm tuổi “Từ 40 đến dưới 55 tuổi”, với 70 người (chiếm tỷ lệ 34%). Kế đến là nhóm tuổi “Từ 55 tuổi trở lên” với 37 người (chiếm tỷ lệ 18%). Cuối cùng là nhóm tuổi “Từ 18 đến 25 tuổi” với 31 người (chiếm tỷ lệ 15% thấp nhất). Kết quả phù hợp với thực tế, vì nhóm tuổi “Từ 18 đến dưới 25 tuổi” thường gồm nhiều sinh viên mới ra trường, lập nghiệp, chưa có nhiều nhàn rỡi để gửi tiết kiệm.

- Thống kê theo thu nhập bình quân/ tháng: đối tượng khảo sát chủ yếu là người có mức thu nhập “Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng”, với 96 người (chiếm tỷ lệ 47%). Kế đến là mức thu nhập “Từ 10 đến dưới 20 triệu đồng”, với 63 người (chiếm tỷ lệ 31%). Số người có mức thu nhập “Trên 20 triệu đồng” có kích thước nhỏ nhất trong mẫu, với 47 người (chiếm tỷ lệ 23%). Vì phương pháp chọn mẫu là phi xác suất thuận tiện, các đối tượng tác giả khảo sát đa số là người quen, bạn bè, đồng nghiệp…, có mức thu nhập trung bình.

- Thống kê theo trình độ: trong số 206 bảng khảo sát hợp lệ thu về được, trình độ chủ yếu là “Cao đẳng, Đại học”, với 143 người (chiếm tỷ lệ 69%). Kế đến là nhóm người có trình độ học vấn “Dưới Cao đẳng”, với 35 người (chiếm 17% mẫu). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm “Sau Đại học”, với 28 người, tương ứng tỷ lệ 14%, chủ yếu là bạn học của tác giả.

- Thống kê theo nghề nghiệp: có 90 người “Nhân viên DN ngoài quốc doanh” trong mẫu (chiếm tỷ lệ 44%), 67 người “Kinh doanh tự do” (chiếm tỷ lệ 33%), 33

người “Cán bộ, công nhân viên nhà nước” (chiếm tỷ lệ 16%) và 16 người “Nội trợ” (chiếm tỷ lệ 8%) trong tất cả mẫu khảo sát.

2.3.3.2 Đánh giá t hang đo bằng Cronbac h’s A lpha, EF A

Kiểm định Cronbach Alpha

Mục đích của kiểm định Cronbach Alpha là để kiểm tra mức độ đáng tin cậy của từng thang đo, cụ thể ở đây là các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến “quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các NHTM VN trên địa bàn TP. HCM”.

Kiểm định Cronbach Alpha lần thứ nhất cho kết quả tổng hợp như sau:

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bànTPHCM (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w