Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng DNVVN tại NHNN & PTNT Sóc

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 65)

Sóc Sơn

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng ngày càng lớn của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển theo định hướng của NHNN&PTNT Việt Nam, NHNN&PTNT Sóc Sóc đã xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn đến năm 2015 đặc biệt chú ý đến DNVVN. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các DNVVN, NHN&PTNT Sóc Sơn luôn chú trọng tới việc thực hiện tốt các quy định, quy trình cho vay đối với loại hình DN này.

Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN, có thể thấy rằng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh ngày càng được chú trọng và có sự lớn mạnh cả về quy mô và hiệu quả.

2.3.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, qui mô tín dụng ngày càng gia tăng: Trong thời gian vừa qua, việc

mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch kết hợp với chính sách khách hàng phù hợp đã đem đến cho NHNN&PTNT Sóc Sơn thêm nhiều khách hàng là DNVVN. Dư nợ tín dụng của các DNVVN qua các năm đều tăng trưởng rất mạnh, từ 1.221 tỷ đồng năm 2008 lên 1.973 tỷ đồng vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 25%/năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh và các loại hình tín dụng khác.

Thứ hai, Nguồn vốn ngắn hạn của NHNN&PTNT Sóc Sơn đã kịp thời đáp

ứng được những nhu cầu vốn lưu động của các DNVVN, nhờ có nguồn vốn này đã nhanh chóng mua được nguyên vật liệu để sản xuất, kịp thời đưa ra những sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng. Nguồn vốn trung và dài hạn đã bổ sung kịp thời cho phần thiếu hụt vốn dài hạn để đầu tư tài sản cố đinh như: Xây nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, mở rộng diện tích sản xuất. Quan trọng hơn cả là đã cứu một số doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.

Thứ ba, chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo: Chất lượng tín dụng đối với

DNVVN luôn là điều mà nhiều cán bộ tín dụng phải lo lắng. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh trong 2 năm 2009 và 2010 khá cao nhưng vẫn được quản lý tốt và

nằm trong vòng kiểm soát của Chi nhánh, bằng chứng là các khoản nợ nhóm 2 và 3 đã được các DNVVN thanh toán giảm bớt, NHNN & PTNT Sóc Sơn vẫn đảm bảo lợi nhuận tăng luỹ tiến sau khi trích lập dự phòng rủi ro. Đây là một thành công lớn của ngân hàng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, là kết quả của việc ngân hàng chú trọng việc phân tích, đánh giá và kiểm tra sát sao khách hàng.

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, các DN Sóc Sơn cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Được sự hỗ trợ của ngân hàng, các DN cũng đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngân hàng với tinh thần tự giác và hợp tác cao. Tuy nhiên, Chi nhánh cần giữ vững nền khách hàng tốt đảm bảo phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Ngoài ra, chi nhánh luôn chú trọng tới việc đánh giá lại thực trạng tài sản bảo đảm tiền vay để làm cơ sở cho việc trích lập dự phòng rủi ro. Với sự quan tâm đúng mức về chất lượng và hiệu quả của từng khoản vay, chi nhánh đã thường xuyên đánh giá và phân tích về năng lực khách hàng và việc sử dụng vốn vay của khách hàng trên cơ sở đó thực hiện kịp thời công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi. Đặc biệt ngân hàng đã thành lập riêng một bộ phận tư vấn khách hàng cho các DNVVN mang tính chuyên nghiệp, có nghiệp vụ chuyên môn sâu. Cho nên thông qua nghiệp vụ tư vấn khách hàng DNVVN nhiều DN đã xây dựng được nhiều phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, kịp thời điều chỉnh với sự thay đổi của thị trường mới, trình độ quản lý của các chủ DN được nâng cao. Trình độ lập báo cáo tài chính và trình độ lập dự án đầu tư cũng được nâng cao, cơ cấu vốn ngày càng được xây dựng hợp lý, hiệu quả.

Thứ tư, Từ các bản tổng hợp số liệu trên cho ta thấy doanh số cho vay, dư nợ

cho vay tăng liên tục qua các năm chứng tỏ hiệu quả của việc cho vay vốn đã tăng lên. Nhờ vậy mà nhiều DNVVN đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thập chí còn thâm nhập vào các thị trường mới, thiết lập thương hiệu mới, mở rộng thị phần, nghiên cứu ra sản phẩm mới, kết quả là lợi nhuận của các công ty tăng lên, không những đủ trả nợ mà còn tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho bản thân doanh nghiệp nâng cao uy tín, chủ động nguồn tài chính, đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày càng

khăng khít, gắn bó.

Thứ năm, về phương thức tín dụng: Hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng với

phương thức cho vay vốn lưu động và đầu tư dự án đã hỗ trợ các DNVVN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là các phương thức tín dụng đã được nhiều ngân hàng áp dụng và cho thấy hiệu quả trong việc hỗ trợ các DNVVN về nguồn vốn, qua đó góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh, thu hút nhiều DN muốn thiết lập quan hệ tín dụng.

Cùng với việc tăng cường cho vay, mở rộng đối tượng khách hàng và hình thức cho vay đối với DNVVN, NHNN & PTNT Sóc Sơn cũng đã đạt được chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình. Tổng dư nợ đối với các DNVVN năm 2008 là 1.221 tỷ đồng đã tăng lên là 1.973 tỷ đồng vào năm 2010, điều này cũng có nghĩa là doanh số lãi vay đã thu được đã tăng lên tương ứng và góp phần không nhỏ vào thu nhập của Chi nhánh. Thu nhập từ cho vay đối với các DNVVN năm 2008 là 85 tỷ đồng đã tăng lên 179 tỷ đồng năm 2010

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 65)