Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 26)

1.2.2.1 Năng động và linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

DN vừa và nhỏ tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế. DN vừa và nhỏ có tính năng động và linh hoạt cao trước những thay đổi của thị trường, có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh vì vốn đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh. Các DNVVN dễ phát huy bản chất hợp tác, có thể duy trì tự do cạnh tranh và phát huy tiềm lực ở trong nước.

Mặt khác, do DNVVN tồn tại ở mọi thành phần kinh tế. Sản phẩm của DNVVN đa dạng phong phú nhưng số lượng không lớn nên chỉ cần không thích ứng được với nhu cầu của thị trường, với loại hình kinh tế- xã hội thì nó sẽ dễ dàng hơn so với các DN có quy mô lớn khi chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường.

Các DN vừa và nhỏ có bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, linh hoạt . Công tác điều hành tại DNVVN mang tính trực tiếp Các quyết định quản lý được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, không ách tắc và tránh phiền hà nên có thể tiết kiệm tối đa chi phí quản lý DN. Quan hệ giữa những người lao động và người quản lý khá chặt chẽ, gắn bó, tạo ra môi trường làm việc tốt.

Các DN vừa và nhỏ có vốn đầu tư ban đầu ít, Chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN thường ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả cao, tạo ra nhiều khả năng đầu tư của các cá nhân và mọi thành phần kinh tế. Khác với các DN lớn, DNVVN với yêu cầu vốn bổ sung không nhiều và giảm được sự thiệt hại trong việc thay đổi tư bản cố định khi có sự cạnh tranh phải chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác nên DNVVN dễ dàng và nhanh chóng trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị khi cần.

DNVVN tạo ra và duy trì môi trường cạnh tranh tự do vì có rất nhiều các DNVVN hoạt động trong cùng một lĩnh vực nên thường không có tính độc quyền, các DNVVN dễ dàng chấp nhận đổi mới theo thị trường không trông chờ hay ỉ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước. Sản phẩm của DNVVN luôn theo sát với thị hiếu của

người tiêu dùng, từ đó tạo ra nhiều hàng hoá dịch vụ mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Kết quả hoạt động kinh doanh của DNVVN nếu không may đi xuống thì sự đình trệ, thua lỗ hay thậm chí là phá sản của các DNVVN thì cũng có ảnh hưởng không nhiều, không gây nên khủng hoảng kinh tế và xã hội, đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng dây chuyền.

1.2.2.2 Hạn chế về công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Trang thiết bị công nghệ không bắt kịp thời đại, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh còn thấp, khó khăn khi thâm nhập vào thị trường thế giới, khu vực và mở rộng thị phần. Do phần lớn các DNVVN là các cơ sơ thủ công đi lên hoặc có tiếp cận được khoa học kỹ thuật và công nghệ nước ngoài thì cũng không được bài bản đúng quy trình vì phần lớn việc tiếp cận này đều thông qua học hỏi kinh nghiệp từ những lao động đã từng làm cho công ty nước ngoài. Phần lớn các DNVVN đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới 1-2 thập kỷ và chủ yếu là nhập khẩu. Mặt khác, trình độ công nghệ thông tin thấp khiến cho các DNVVN chưa tiếp cận kịp thời thông tin về thị trường công nghệ thế giới, về nguồn nguyên liệu và các đối thủ cạch tranh do vậy không đưa ra được phương án tối ưu, hoặc phản ứng chập trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường.

1.2.2.3 Quy mô về vốn hạn chế

mặt hạn chế rất đáng quan tâm của các DNVVN là khó khăn khi tiếp xúc với các kênh huy động vốn.

Với đặc trưng quy mô kinh doanh là vừa và nhỏ, vốn điều lệ ban đầu thấp nên không đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư. Nguồn tài chính hạn hẹp, quy mô lợi nhuận nhỏ bé dẫn đến tỷ lệ vốn từ lợi nhuận đạt được không cao, tích tụ tập trung để tái sản xuất diễn ra chậm chạp.

Với DNVVN, giá trị tài sản thuần thấp ( tổng giá trị tài sản của DN sau khi trừ đi nợ phải trả ), uy tín trên thương trường không cao, trình độ về lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực có liên quan khác còn hạn chế, đa số là doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được hưởng nhiều các ưu đãi, chính sách hỗ

trợ của Chính phủ và Nhà nước... nên các nhà đầu tư coi đây là khu vực rủi ro cao, mang tâm lý e ngại dè dặt. Chính vì vậy, DNVVN gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận các kênh huy động vốn trong nền kinh tế.

1.2.2.4 Hạn chế về mặt quản lý và nguồn nhân lực

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu so sánh sự cạnh tranh giữa các DN lớn với DNVVN là bất bình đẳng vì các tập đoàn thường có sự bao bọc của nhà nước, sự vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp dễ xảy ra. Do vậy thị trường của DNVVN là nhỏ bé và không ổn định. Các DNVVN thiếu sức phòng tránh rủi ro và dễ rơi vào tình trạng phá sản.

Một thực tế không thể phủ nhận rằng ở DNVVN năng lực quản lý còn thấp: Đây là loại hình kinh tế còn non trẻ, trình độ kĩ năng của nhà lãnh đạo DN cũng như người lao động còn hạn chế, số lượng DNVVN có chủ DN, giám đốc quản lý giỏi và trình độ chuyên môn cao không nhiều, yếu và thiếu về kiến thức kinh tế xã hội cũng như kĩ năng quản trị kinh doanh. Cũng do hạn chế về tài chính nên DNVVN thường không thu hút được những người quản lý và nhân công có trình độ, tay nghề cao do chính sách đãi ngộ, để giữ chân người lao động còn thấp.

Từ những đặc điểm vừa nêu, cho chúng ta thấy vì sao hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đều phải chú trọng trong việc đưa ra các chiến lược phát triển cho loại hình DN này thông qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho phù hợp bởi DNVVN ngày càng giữ những vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 26)