Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHNN & PTNT

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 49)

Sơn

2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1, Vốn huy động từ nền kinh tế 1.487 1.861 1.983 2.431 2.826 2, Vốn huy động từ thị trường liên NH 23 30 19 23 27 3, Tổng huy động vốn 1.510 1.891 2.002 2.454 2.853

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn 2006-2010 NHNN & PTNT Sóc Sơn)

Hoạt động huy đông vốn trong giai đoạn từ 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17.5 %/năm, là tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành và trên địa bàn huyện Sóc Sơn. So với tăng trưởng tín dụng thì tăng trưởng huy động vốn chưa tương xứng với tiềm nămg sẵn có của Chi nhánh, dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp. Hoạt động huy động vốn trong điều kiện thị trường vốn nhỏ hẹp như trên địa bàn huyện Sóc Sơn là hết sức khó khăn. Thứ nhất là tình trạng thu nhập của dân cư chưa cao, do đó khả năng có tích luỹ để gửi tiết kiệm của dân cư là tương đối hạn chế. Thứ hai là tình trạng cạnh tranh quyết liệt về huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn huyện; các ngân hàng nhỏ với chính sách lãi suất huy động cao hơn đã thu hút nhiều tiền gửi tiết kiệm của dân cư chạy sang những ngân hàng nhỏ. Thứ ba là đặc trưng của Sóc Sơn là vẫn thuần tuý về nông nghiệp. Thứ tư là trong giai đoạn này nền kinh tế của huyện cũng đang phát triển nên lượng vốn mà các DN cần để đầu tư là vô cùng lớn. Thứ năm là là các chính sách về lãi suất huy động, chính sách khuyến mại, marketing để thu hút tiền gửi thiếu năng động và thường chậm hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Vì vậy trong thời gian tới, đòi hỏi phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng huy động, trong đó chính sách phát triển tín dụng sẽ đóng góp vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Sóc Sơn. Để cải thiện tình hình

nguồn vốn huy động từ bên ngoài NHNN&PTNT Sóc Sơn phải có chích sách thu hút tiền gửi linh hoạt và năng động hơn, quan trọng hơn cả vẫn là mức lãi suất thì sẽ thành công trong việc huy động vốn, vì NHNN&PTNT Sóc Sơn đã có uy tín là một ngân hàng nhà nước có vốn pháp định lớn nhất Việt Nam

2.1.3.2 Lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010

Bảng 2.2: Lợi nhuận kinh doanh NHNN & PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2006 - 2010 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1, Tổng thu nhập 115 167 234 398 329 -Thu lãi tín dụng 95 151 214 352 304 - Thu phí dịch vụ 8 12 20 46 25 - Thu khác 12 4 0 0 0 2, Tổng chi phí 106 128 147 299 268 - Chi huy động vốn 63 82 113 230 192 - Chi phí khác 43 46 34 69 76 3, Lợi nhuận 9 39 87 99 61

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2010 NHNN & PTNT Sóc Sơn)

Qua bảng số liệu trên cho ta nhìn tổng thể về tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:

* Tổng thu nhập: Thu nhập của các năm đều tăng cao, năm 2007 so với 2006 thu nhập tăng tương ứng 52 tỷ đồng tăng 45%, năm 2008 so với 2007 thu nhập tăng 67 tỷ đồng tăng 41% , năm 2009 so với 2008 thu nhập tăng 164 tỷ đồng tương ứng là170%, ngoại trừ năm 2010 là thu nhâp không tăng mà còn giảm 69 tỷ đồng (giảm 17% so với năm 2009). Nguyên nhân giảm la do ảnh hưởng của cuộc hậu khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ để chống lạm phát.

* Tổng chi phí: Tổng chi phí cho năm 2006 là 106 tỷ đồng trong đó chi huy động vốn là 63 tỷ đồng chiếm 59.4% tổng chi phí, năm 2007 tổng chi phí đã tăng lên 128 tỷ đồng (tăng 21% so với năm 2006) trong đó huy động vốn là 82 tỷ đồng (tăng 30% so với năm 2006), năm 2008 tổng chi phí 147 tỷ đồng (tăng 14% so với

năm 2007) trong đó chi phí cho huy động vốn là 113 tỷ đồng (tăng 37% so với năm 2007), năm 2009 tổng chi phí 299 tỷ đồng (tăng 103% so với năm 2008) trong đó chi phí huy động vốn là 230 tỷ đồng (tăng 103% so với năm 2009)

Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT Sóc Sơn có chiều hướng tích cực qua các năm. Doanh số của tất cả các mặt nghiệp vụ đều có sự tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận hàng năm đều có sự tăng trưởng khá cao. Ngoại trừ năm 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và hậu quả của lạm phát năm 2009 dẫn tới lợi nhuận giảm, giai đoạn 2006-2009 NHNN & PTNT Sóc Sơn đã đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Đây là kết quả rất tích cực so với các ngân hàng khác trên địa bàn huyện.

Về cơ cấu thu nhập đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập từ hoạt động tín dụng (chủ yếu là lãi vay) chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 90%) trong khi thu nhập từ các hoạt động khác (thu từ dịch vụ, thu khác) chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 10%). Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt mức bình quân gần 58.5%/năm giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng đều qua các năm (năm 2006 chiếm 82.6%, năm 2007chiếm 90.4%; năm 2008 chiếm 91.5 %; năm 2009 chiếm 88.4% và năm 2010 chiếm 92.4%) thể hiện NHNN & PTNT Sóc Sơn chú trọng tăng trưởng tín dụng hơn so với các mảng kinh doanh khác. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng tương đối tốt (bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt trên 17%.

Nhìn chung các mặt hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT Sóc Sơn đều có sự tăng trưởng với tốc độ rất cao trong giai đoạn 2006-2010. Tăng trưởng tín dụng đã kéo theo sự tăng trưởng mạnh của một số hoạt động khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, kinh doanh dịch vụ... Tuy nhiên một số hoạt động khác còn chưa được quan tâm đúng mức, trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp và đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng.

Thực trạng chất lượng tín dụng DNVVN tại NHNN & PTNN Sóc Sơn

Chính sách tín dụng của NHNN & PTNT Sóc Sơn luôn tuân thủ những điểm cơ bản sau:

Chỉ cấp tín dụng cho khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng và phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng từng thời kỳ của NHNN & PTNT Sóc Sơn .

Thực hiện chế độ cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng để chọn lọc khách hàng tốt, hạn chế phát triển khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng thấp (rủi ro tín dụng cao).

Thẩm định tín dụng một cách toàn diện: việc thẩm định và cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện (về pháp lý, nhân thân lai lịch khách hàng, quá trình hoạt động, trình độ quản lý, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, tính khả thi của phương án kinh doanh, tài sản bảo đảm và các điều kiện khác), chứ không được chỉ dựa vào tài sản bảo đảm của khách hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w