Kiến nghị đối với NHNN&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 86 - 89)

các phòng DNVVN tại Chi nhánh và giao cho các phòng ban này nhiệm vụ cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các DNVVN như là các khách hàng bán lẻ.

Ban DNVVN tại Hội sở chính sẽ có trách nhiệm báo cáo với một Phó tổng giám đốc. Ban này sẽ có những chức năng cơ bản tương tự như những ban khác tại Hội sở chính như chịu trách nhiệm xây dựng chính sách và thủ tục cho DNVVN, xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của ban, quản lý về phát triển nhân sự của ban, tham gia các khoá đào tạo của NHNN & PTNT Việt Nam, báo cáo khi được yêu cầu. Ngoài ra, ban này có các chức năng liên quan đến đối tượng khách hàng DNVVN, cụ thể là:

- Tham gia vào việc thiết kế và cập nhật sản phẩm mới cho DNVVN.

- Thụ lý và thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh đối với DNVVN vượt quá quyền hạn phê duyệt của Chi nhánh.

- Tham gia vào tìm kiếm vào nguồn vốn từ bên ngoài để cho vay theo hạn mức tín dụng cho các DNVVN. Tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra và báo cáo về việc thực hiện hạn mức tín dụng.

- Giám sát việc thực hiện các chính sách và thủ tục liên quan đến đối tượng khách hàng vừa và nhỏ tại tất cả các đơn vị của NHNN&PTNT và đề xuất các biện pháp xử lý hoặc khắc phục trong trường hợp không tuân thủ.

- Định kỳ và đột xuất xem xét lại hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các DNVVN.

Phòng khách hàng DNVVN sẽ được thành lập các Chi nhánh, sẽ cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ của NHNN&PTNT dành cho DNVVN. Trong thời gian đầu mô hình này cần được thực hiện thí điểm tại ít nhất 2 Chi nhánh trong một thời gian nhất đinh. Thời gian này NHNN&PTNT sẽ thực hiện đánh giá thường xuyên hoạt động kinh doanh đối với DNVVN, hoàn thiện các quy trình và chuẩn bị cho việc thành lập Phòng DNVVN tại tất cả các Chi nhánh. Phòng có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo Chi nhánh và ban DNVVN tại Hội sở chính. ở cấp Chi nhánh, phòng có trách nhiệm sau:

hiện có và khách hàng tiềm năng của NHNN&PTNT Việt Nam.

- Chuẩn bị và đề xuất cấp tín dụng (và bảo lãnh) cho DNVVN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện các hợp đồng tín dụng, bảo lãnh đã được phê duyệt với khách hàng DNVVN.

- Thu hồi nợ tín dụng của DNVVN.

Để thực hiện hoạt động kinh doanh với khách hàng DNVVN một cách thận trọng, NHNN&PTNT Việt Nam cần đảm bảo sự tách biệt hợp lý giữa các chức năng thương mại (cấp Chi nhánh gồm có nhân viên quầy giao dịch và cán bộ phòng DNVVN), quản lý rủi ro và các hoạt động quản lý khoản cho vay. Các chức năng quản lý rủi ro và quản lý khoản cho vay trình bày sau đây áp dụng đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc đề cập cụ thể ở đây là để làm rõ hơn chức năng của phòng DNVVN.

Đối với quản lý rủi ro, những chức năng sau nếu liên quan đến DNVVN cần được gắn kết với hoạt động của Hội sở chính và báo cáo với Phó tổng giám chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro và giám sát tín dụng.

- Nghiên cứu và đề xuất các chính sách, thủ tục thực hiện tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, quản lý tài sản và các khoản nợ không sinh lời (cho DNVVN), phối hợp với các phòng ban khác.

- Xây dựng và thực hiện xếp hạng rủi ro và các hệ thống, công cụ quản lý rủi ro khác như quản lý danh mục, báo cáo về rủi ro, hệ thống thông tin quản lý tín dụng.

- Xây dựng và đề xuất các giới hạn rủi ro. - Định giá khoản cho vay.

- Giám sát danh mục cho vay đối với DNVVN của ngân hàng để đảm bảo quản lý tập trung, xác định những chỗ có vấn đề và những rủi ro mới.

- Kết hợp thu thập và cung cấp thông tin tín dụng đối với DNVVN cho các đơn vị kinh doanh và các cán bộ quản lý danh mục tín dụng.

- Hỗ trợ kinh doanh trong việc xác định và giải quyết các khoản cho vay có vấn đề đối với DNVVN.

Về quản lý khoản cho vay, những chức năng sau nếu liên qaun đến các DNVVN cần được gắn kết với hoạt động của Hội sở chính và báo cáo với Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về giám sát hoạt động.

- Xây dựng hạn mức cho vay.

- Đăng ký và lưu giữ an toàn các tài liệu gốc và tài sản thế chấp. - Bảo quản tài liệu và nhật ký tài sản thế chấp.

- Xác định giá trị giới hạn giải ngân khoản cho vay. - Xây dựng báo cáo về vượt hạn mức hàng ngày. - Phát lệnh yêu cầu hoàn trả khoản vay.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 86 - 89)