Nợ quá hạnDNVVN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 60 - 63)

(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 Dư nợ DNVVN 1.221 1.538 1.973 Nợ QH DNVVN 85 138 97 Tỷ lệ NQH (%) 7 9 5

Biểu đồ 2.1: Nợ quá hạn DNVVN

(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn 2008-2010 NHNN & PTNT Sóc Sơn)

Từ bảng nợ qúa hạn DNVVN cho ta thấy, nợ quá hạn của các DNVVN năm 2008 chỉ là 85 tỷ nhưng đến năm 2009 tăng cao lên 138 tỷ và năm 2010 là 97 tỷ. Tính trên tổng dư nợ DNVVN thì tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN là 7% năm 2008, sang năm 2009 dưới sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên 9%. Năm 2010, các DN đã phục hồi phần nào, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống chỉ còn 5% tương ứng số tiền 41 tỷ đồng. So sánh với tỷ lệ nợ quá hạn bình quân của cả hệ thống thì tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN NHNN&PTNT Sóc Sơn thấp hơn nhưng nhìn chung tỷ lệ này là khá cao, cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa thực sự tốt.

Sự tăng trưởng mạnh về tín dụng sẽ kéo theo hệ quả tất yếu là sự rủi ro về chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng không thể tránh khỏi rủi ro, điều chúng ta cần làm là thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, quản lý rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của nó. NHNN & PTNN Sóc Sơn rất quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro như thực hiện nghiêm túc và định kỳ việc xếp hạng DN, tính giới hạn tín dụng, cán bộ sát sao nắm tình hình hoạt động kinh doanh của DN, phân tích theo ngành hàng, so sánh theo nhóm DN để lựa chọn những khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên, trước những nguyên nhân khách quan, chúng ta chỉ có thể tính cách hạn chế và khắc phục hậu quả.

khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN bị đình trệ, ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ cho ngân hàng và điều đó còn tiếp tục gây hậu quả vào năm 2009. Bên cạnh đó, còn một lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của các DN là tình hình khan hiếm nguồn cung USD và giá cả biến động tăng cao của đồng USD. Một số DNVVN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất cần ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, do đó nhu cầu ngoại tệ là rất cần, nhưng trong thời điểm năm 2009 trong thị trường ngân hàng lẫn cả thị trường tự do rất khan hiếm USD. Các DN và ngay cả ngân hàng cũng không thể lường trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ đến như vậy. Do đó cuối năm 2009, nhiều DN đành phải đứng trước tình trạng tiền thì có mà không thể trả nợ vì còn phải xếp hàng chờ ngân hàng bán ngoại tệ, phải chấp nhận chuyển nợ quá hạn và trả cả tiền lãi quá hạn. Đó là lý do vì sao mà nợ quá hạn DNVVN chủ yếu là nằm trong nhóm 2,3 và 5

Từ khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của ngân hàng Nhà nước ra đời, NHNN & PTNT nói chung và NHNN & PTNT Sóc Sơn nói riêng đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

Bảng 2.8: Nợ quá hạn DNVVN (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Cả CN DNVVN % Cả CN DNVVN % Cả CN DNVVN % Nhóm 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhóm 2 0 0 0 153 71 46.4 108 49 46 Nhóm 3 0 0 0 128 42 33 113 28 25 Nhóm 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhóm 5 134 85 63 118 25 23 84 20 24 Tổng NQH 134 85 399 138 305 97

(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn 2008-2010 NHNN & PTNT Sóc Sơn)

Từ bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn của DNVVN trong giai đoạn 2008- 2010 chủ yếu rơi vào nhóm 2,3 và 5. Nợ quá hạn nhóm 2 là các khoản nợ nghi ngờ,

quá hạn dưới 90 ngày. Các khoản nợ này thường do khách hàng gặp khó khăn tạm thời về tính thanh khoản nhanh, có thể nhanh chóng trở về nhóm 1 nhưng nếu không có sự theo dõi sát sao, đôn đốc thu hồi nợ thì các khoản nợ này cũng có thể nhảy sang nhóm nợ xấu, nợ nhóm 2 đã được giảm xuống toàn chi nhánh từ 153 tỷ đồng năm 2009 xuống 108 tỷ đồng vào năm 2010 tương ứng 45 tỷ đồng, DNVVN cũng giảm từ 71tỷ đồng xuống 49 tỷ đồng tương ứng 22 tỷ đồng . Nợ nhóm 3 cũng có xu hướng giảm cụ thể năm 2009 là 128 tỷ xuống năm 2010 chỉ còn 113 tỷ, DNVVN cũng giảm mạnh ở nhóm này từ 33% xuống 25% tương ứng là 14 tỷ đồng. Nợ nhóm 5, nhóm có khả năng mất vốn cao bao gồm 5 DN có quan hệ với Chi nhánh từ khá lâu, trong đó có 3 DN tư nhân và 2 DN tiền thân là DN nhà nước. NHNN & PTNT Sóc Sơn vẫn rất tích cực trong việc đôn đốc thu nợ nhóm 5 và các DN cũng rất hợp tác, thậm chí sau khi xem xét thận trọng, ngân hàng còn phải tiếp tục đầu tư vốn để hỗ trợ vượt qua khó khăn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w