Tăng dư nợ và doanh số cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 58)

Quy mô cho vay đối với DNVVN luôn là chỉ tiêu cơ bản được quan tâm đầu tiên khi xem xét đến chất lượng tín dụng mặc dù không phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng. Trong đó doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ vay đối với DNVVN là các chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, để xem xét quy mô cho vay phản ánh chất lượng tín dụng như thế nào phải phân tích đồng thời cả ba chỉ tiêu.

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tại NHNN & PTNT Sóc Sơn

(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ST % ST % ST % Tổng Dư nợ 2.979 61 3.834 30 4.275 11 -DNVVN 1.221 41 1.538 40 1.973 46 -DNL 1.758 59 2.296 60 2.302 54 DSCV 6.669 5.156 5.643

- DNVVN 3.150 47 2.758 54 3.299 59

- DNL 3.519 53 2.398 46 2.344 41

DSTN 5.546 4.370 5.275

- DNVVN 3.345 66 2.753 63 3.015 75

(Nguồn: Báo cáo dư nợ DNVVN 2008-2010 NHNN & PTNT Sóc Sơn)

Từ kết quả trên, ta có thể thấy hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT Sóc Sơn trong 3 năm qua có sự mở rộng về quy mô cho vay đáng kể. Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân là 34%/năm, đặc biệt năm 2008 là năm đột biến với tỷ lệ tăng trưởng là 61% tương ứng tăng 1.125 tỷ đồng, năm 2009 tăng 30% và năm 2010 tăng 11% so với năm trước đó. Cùng với đà tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ thống, dư nợ của các DNVVN cũng tăng trưởng tương đối ổn định bình quân cho DNVVN chiếm trong tổng dư nợ hàng năm là 42%, cụ thể mức tăng trưởng riêng cho DNVVN năm 2008 tăng 36%, năm 2009 tăng 26% (tương ứng với 371 tỷ đồng) và năm 2010 tăng 28% (tương ứng với 435 tỷ đồng). Cuối năm 2008 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu ngân hàng cũng gặp khó khăn, tuy nhiên cuối quý 2 năm 2009 chính phủ đã có chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm, thời hạn hỗ trợ là 12 tháng cộng với chính sách tiền tệ được chính phủ nới lỏng nên tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã khả quan. Tuy nhiên, các DNVVN đã chứng tỏ được khả năng thích nghi của mình khi vẫn hoạt động tích cực trong giai đoạn khủng hoảng. Doanh số cho vay của các DNVVN năm 2009 tuy giảm 12% so với năm 2008 nhưng vẫn chiếm tới 54% tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Doanh số thu nợ năm 2009 của các DNVVN cũng chiếm tới 63% tổng lượng vốn mà các DNVVN vay. Tỷ lệ này khá ổn định qua các năm chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn của các DNVVN khá hiệu quả.

Các DNVVN vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động để mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các DNVVN thường rất khó tiếp cận với các nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư xây dựng mở rộng sản xuất vì khả năng lập dự án của các DN này thường kém và tiềm lực vốn ít, không có tài sản đủ lớn để đảm bảo cho các khoản vay này. Các

khoản vay vốn của DNVVN tại NHNN & PTNT Sóc Sơn 100% là có tài sản đảm bảo nhưng tài sản đảm bảo là tài sản cố định chỉ chiếm khoảng 45%. NHNH & PTNT Sóc Sơn đã phải tạo điều kiện tối đa cho các DNVVN bằng cách linh hoạt chấp nhận cả tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay. Với phương thức cho vay này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý hàng thế chấp, gây nhiều rủi ro cho ngân hàng. Do đó các cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ khách hàng và các khách hàng cũng phải có thái độ tự giác hợp tác với ngân hàng thì mới có thể triển khai. Việc giải ngân các món vay trên mà chỉ là tài sản đảm bảo gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng và áp lực cho cán bộ tín dụng, vì tài sản đảm bảo hình thành từ nguồn vốn vay rất khó quản lý, trông giữ, bảo quản…nếu cán bộ tín dụng không có nghiệp vụ chuyên môn tốt thì rất có thể một lô hàng sẽ được đi thế chấp nhiều ngân hàng khác nhau

Dư nợ của các DNVVN tại NHNN & PTNT Sóc Sơn phần lớn thuộc các ngành sắt thép, xây dựng, thương mai dịch vụ. Dư nợ các ngành kinh tế khác tại NHNN & PTNT Sóc Sơn như nông nghiệp, sản xuất chế biến, xi măng đều là các DNVVN nhưng tỷ lệ này còn quá nhỏ bé trong tổng số dư nợ của Chi nhánh. Sự tập trung quá nhiều vào một vài ngành trọng tâm như hiện nay là một rủi ro tiềm tàng mà NHNN & PTNT Sóc Sơn cần hết sức thận trọng. Chỉ cần một sự biến động của thị trường có thể đẩy cả ngân hàng vào thế khó khăn như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho nợ quá hạn của Chi nhánh tăng lên.

2.2.5 Nợ quá hạnDNVVN Bảng 2.7: Nợ quá hạn DNVVN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với dn vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh sóc sơn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w