Bảng 2.3: Kết quả cho vay giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
2009 Năm 2010
1, Doanh số cho vay 3.627 3.376 6.669 5.156 5.643 2, Doanh số thu nợ 3.204 3.038 5.546 4.370 5.275
3, Dư nợ 1.860 1.854 2.979 3.834 4.275
(Nguồn: Báo cáo cho vay 2006-2010 NHNN&PTNT Sóc Sơn)
z
Tín dụng là hoạt động trọng tâm của NHNN&PTNT Sóc Sơn trong giai đoạn 2006-2010. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 19.25%/năm, là tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam. Thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng mạnh theo tốc độ tăng trưởng tín dụng và đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh chung của NHNN&PTNT Sóc Sơn. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng với tốc độ quá nóng trong
Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn Điều tra thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn Quyết định cho vay
Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo, giải ngân Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro
Thu hồi nợ và gia hạn nợ Xử lý rủi ro
khi khả năng quản trị rủi ro và yếu tố con người chưa theo kịp sẽ có thể dẫn tới sự phát triển không bền vững trong tương lai.
* Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNVVN theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2010
(Đơn vị: tỷ đồng)
Ngành Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1, Sắt thép 756 1.253 904 1.319 1.696 Tỷ lệ (%) 40.7% 67.6% 30.4% 34.4% 39.7% 2, Xi măng 195 204 272 256 246 Tỷ lệ (%) 10.5% 16.3% 9.2% 6.7% 5.8% 3, Thương mại, dịch vụ 192 82 147 241 270 Tỷ lệ (%) 10.4% 4.4% 4.9% 6.3% 6.3% 4, Nông nghiệp- Lâm nghiệp 98 41 29 28 36 Tỷ lệ (%) 5.3% 2.2% 1% 0.7% 0.8% 5, Xây dựng 180 114 1.117 1.352 1.340 Tỷ lệ (%) 9.7% 6.1% 37.5% 35.3% 31.3% 6, Sản xuất, chế biến 39 40 45 76 86 Tỷ lệ (%) 2.1% 2.2% 1.5% 2% 2% 7, Ngành khác 400 120 465 562 601 Tỷ lệ (%) 21.5% 6.5% 15.6% 14.7% 14.5% 8, Tổng dư nợ 1.860 1.854 2.979 3.834 4.275
(Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay 2006-2010 NHNN&PTNT Sóc Sơn)
Số liệu trên cho thấy dư nợ tại NHNN&PTNT Sóc Sơn tập trung chủ yếu cho ngành thép, thường xuyên chiếm tỷ lệ trên 35.5% (đột biến năm 2007 tỷ lệ 67.6%). Việc tập trung phát triển tín dụng vào ngành thép giai đoạn 2006-2010 là hợp lý do Sóc Sơn trong giai đoạn này đang thu hút đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cộng với hệ thống giao thông, cầu cống, công trình dân dụng,đặc biệt Sóc Sơn nằm ở vị trí cửa ngõ thủ đô giám với Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đây là toàn là các địa phương đang trong giai đoạn công nghiệp hoá nên các DNVVN có một thị trường tương đối lớn và tiềm năng…dẫn đến nhu cầu tín dụng
(bao gồm cả ngắn hạn và trung- dài hạn) đối với ngành này là rất lớn. Tuy nhiên đây cũng là ngành có mức độ rủi ro lớn do giá cả biến động mạnh, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành rất lớn. Ngành xây dựng, trong đó chủ yếu là xây dựng các công trình trên địa bàn huyện và toàn Thành Phố. Sự quan tâm đầu tư đối với ngành xây dựng thể hiện ở sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cơ cấu tín dụng đối với ngành này. Hiện nay dư nợ ngành xây dựng tương đối ổn định, chiếm khoảng trên 35% tổng dư nợ cho vay tại NHNN&PTNT Sóc Sơn và chủ yếu là dư nợ trung dài hạn. Một số ngành khác mà NHNN&PTNT Sóc Sơn có dư nợ cao gồm ngành xi măng, thương mại, dịch vụ, ngành nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng... Nhìn chung cơ cấu tín dụng theo ngành của NHNN&PTNT Sóc Sơn giai đoạn 2006-2010 đã phản ánh được tính ổn định tương đối. Tuy nhiên có thể thấy dư nợ tín dụng tập trung quá nhiều vào hai ngành sắt thép và xây dựng, điều này có thể gây ra những rủi ro rất lớn khi một trong các ngành đó gặp khó khăn. Nhiều ngành kinh doanh khác chưa được chú trọng đầu tư như các ngành dịch vụ (kinh doanh khách sạn, nhà hàng, các loại hình giải trí…), bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu… Định hướng phát triển của NHNN&PTNT Sóc Sơn trong thời gian tới là phát triển tín dụng theo hướng giảm bớt dư nợ đối với những ngành có nhiều rủi ro và tăng dư nợ đối với các ngành mới, các ngành kinh doanh ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả. Khai thác và đầu tư thêm vào mảng du lịch dịch vụ bởi Sóc Sơn hiện nay đang có 2 khu du lịch sinh thái và 2 sân golf mười tám lỗ, nhiều khu sinh thái mi li…
Thời gian tới, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động tín dụng tại NHNN&PTNT Sóc Sơn là nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng phát triển các khách hàng có tình hình tài chính tốt, loại bỏ những khách hàng nhiều nguy cơ và đẩy mạnh phát triển tín dụng sang những ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng mà NHNN&PTNT Sóc Sơn chưa chú trọng phát triển.